Hàng năm, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố; trang thiết bị y tế được đầu tư nâng cấp, đáp ứng việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh thông tuyến cho nhân dân.
Thầy Thu*c ưu tú dương văn thanh, người dân tộc sán dìu, giám đốc trung tâm y tế huyện cho biết: trung tâm luôn chủ động triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (dtts) theo quy định. hiện, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn huyện đạt 95%, chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân tăng lên rõ rệt.
Bà Ma Thị Hồng, Chi hội trưởng Chi hội Đông y xóm Suối Bốc, xã Yên Ninh, Phú Lương (người ngồi giữa) luôn tích cực tuyên truyền cho bà con về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như sử dụng Thu*c Nam trong chữa bệnh.
Ông Vũ Thăng Long, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: Huyện Phú Lương có hơn 13.800/26.800 hộ người DTTS. Toàn huyện có hơn 80.000 lượt trường hợp là đối tượng chính sách, trong đó có đồng bào người DTTS được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Cùng với đó là hơn 1.000 hộ đồng bào được Nhà nước hỗ trợ về nước sinh hoạt; 7 điểm bán hàng chính sách muối I-ốt tại các trung tâm cụm xã...
Khi được hỏi việc được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước về chăm sóc đời sống sức khỏe tinh thần, ông Lầu Văn Vừ, người có uy tín trong đồng bào người Mông ở xóm Phú Thọ (Phú Đô) cho biết: Qua các hoạt động tuyên truyền của cán bộ ngành Y tế, chúng tôi được nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho chính mình, như không cúng ma cho người ốm; không sinh đẻ vỡ kế hoạch; giữ gìn nơi ở sạch sẽ, hợp vệ sinh...
Ông Nhâm Văn Núi, Phó Chủ tịch UBND xã Động Đạt cho biết: 3 năm nay, xã đạt các tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và các chương trình y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, thực hiện tốt. Đội ngũ cán bộ y tế thôn bản thường xuyên được củng cố về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất của trạm y tế xã từng bước được đầu tư, bình quân khám bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho gần 3.500 lượt người/năm, trong đó có hơn 50% là người DTTS.
Với quan niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh, Phú Lương luôn xác định hoạt động y tế dự phòng là nhiệm vụ quan trọng. Do đó Trung tâm Y tế huyện chủ động phối hợp với ngành chức năng tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, nhất là đồng bào người DTTS. Ngoài ra, Trung tâm Y tế huyện, các trạm y tế xã, thị trấn còn phối hợp với các bệnh viện tuyến trên tổ chức nhiều đợt KCB cấp Thu*c miễn phí cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Phú lương cũng rất chú trọng, quan tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. theo thống kê, toàn huyện có trên 12.000 người cao tuổi, chiếm tỷ lệ 11,5% dân số toàn huyện, trong đó gần 40% người trên 80 tuổi được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, tăng gấp đôi so với năm 2018. mạng lưới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người cao tuổi từ huyện đến xã được đa dạng hóa, tạo điều kiện cho người cao tuổi được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chất lượng tốt.
Hằng năm, trung bình có trên 30.000 lượt người cao tuổi đến khám tại trung tâm y tế huyện, chiếm 10% tổng số lượt bệnh nhân khám, trong đó có trên 2.000 lượt bệnh nhân cao tuổi được điều trị nội trú. trung tâm y tế huyện phối hợp với hội người cao tuổi tổ chức thực hiện mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng và triển khai khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người thuộc diện chính sách, người cao tuổi cô đơn, khuyết tật, người cao tuổi là đồng bào dân tộc thiểu số tại 100% xã, phường, thị trấn trong toàn huyện.
Tuyến y tế cơ sở đang phát huy sức mạnh trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt người cao tuổi là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện phú lương. ảnh: trang nhung
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Trung, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phú Lương cho biết: "Trong thời gian tới, ngành Y tế trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục tham mưu cho các cấp chính quyền về công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi theo chiến lược dài hơi, thường xuyên. Mục tiêu là để mọi người và cộng đồng biết cách chăm sóc người cao tuổi; đồng thời để người cao tuổi cũng biết cách tự chăm sóc sức khỏe của bản thân".