Từ xa xưa người ta biết tận dụng năng lượng gió để đẩy cánh buồm đi xa, sử dụng mặt trời để sấy khô sản phẩm, làm nóng những chậu nước. Đến năm 1896, hệ thống máy nước nóng năng lượng mặt trời đã ra đời đã được thương mại tại Maryland (Mỹ). Sau đó các quốc gia Nhật Bản, Đức… rầm rộ ứng dụng. Đến những năm 1970, khủng hoảng năng lượng nổ ra cũng là lúc ứng dụng năng lượng gió được đề cao ở Tây Ban Nha, Đan Mạch, Đức, Mỹ…
Còn tại Việt Nam, những năm 1975, nhóm chuyên gia của Trường Đại học Cơ điện Thái Nguyên cùng Đại học Bách khoa Hà Nội đã bắt đầu nghiên cứu năng lượng tái tạo. Nhưng những nghiên cứu lúc này chủ yếu dừng ở phòng thí nghiệm. Đến năm 1990, Trung tâm nghiên cứu thiết bị nhiệt năng lượng mới Đại học Bách Khoa Tp.HCM triển khai nghiên cứu lắp đặt thử nghiệm các thiết bị đun nước bằng năng lượng mặt trời và gió để bơm nước. Những năm 2000, sản phẩm bắt đầu thương mại hóa.
Thời của năng lượng sạch?
Năng lượng mặt trời đã được ứng dụng vào sinh hoạt, du lịch và sản xuất. Quy mô ứng dụng lớn nhất là xây dựng các trạm điện gió, các trạm thu điện từ pin mặt trời. Quy mô nhỏ hơn là những pin mặt trời trong phạm vi từng hộ gia đình, từng khu vực vui chơi, trên từng cột đèn chiếu sáng.
Ứng dụng đơn lẻ hơn nữa là những chiếc bếp nấu nướng ngoài trời không dùng nhiên liệu truyền thống, những bình nước nóng sẽ có trên từng mái nhà. Lợi ích nhìn thấy rõ nhất của loại năng lượng này là thân thiện với môi trường.
Nếu xây dựng nhà máy thủy điện phải lo tới rủi ro nếu vỡ đập nước. Nếu làm nhà máy nhiệt điện phải tính đến sự cạn kiệt than củi. Đồng thời các dạng phát điện truyền thống đều gây áp lực cho môi trường. Do vậy dùng công nghệ năng lượng sạch hứa hẹn sự sụt giảm lượng cacbonic cho môi sinh, mở ra con đường cho an ninh năng lượng toàn cầu.
Những ứng dụng năng lượng sạch tại Việt
1. Làm bếp năng lượng mặt trời
Dựa vào nguyên lý hội tụ ánh sáng để biến ánh sáng mặt trời thành nhiệt năng có thể lên tới 200 độ C. Việc đầu tư nguồn năng lượng này để nấu nướng có thể giúp không thải ra khói, không phải ngửi mùi khí gas. Trên thế giới, loại bếp này rất phổ biến dùng trong sinh hoạt hoặc đi du lịch.
Tại Việt Nam, tổ chức phi chính phủ Solar Serve đã từng hướng dẫn người dân Quảng Nam làm bếp kiểu này. Sau đó nhiều người tự sáng chế ra chiếc bếp năng lượng mặt trời cho gia đình mình.
Hiện nay thị trường có nhiều công ty mở dịch vụ lắp đặt bếp loại này cho các hộ gia đình với giá dao động dưới 1,5 triệu đồng/bếp. Bạn có thể làm một chiếc bếp đơn giản từ chiếc thau nhôm đặt trong hộp giấy hoặc tấm gương lõm để nấu thức ăn trong những ngày có nắng, trong những dịp đi du lịch.
2. Lưu ý khi dùng bình nước nóng mặt trời:
Có bình nước nóng rất tiện dụng cho gia đình bạn. Nhưng việc lắp đặt tương đối tốn kém và khi sửa chữa thì rất khó khăn.
Vì vậy để bình nước nóng thật hiệu quả bạn cần lưu ý:
- Mái nhà phải có nắng, không bị che khuất.
- Những nơi có nước nhiễm phèn, ăn mòn thì không nên lắp bình nước này vì bình nước nóng sẽ nhanh chóng bị hỏng, chi phí tốn kém
- Nguồn cung cấp nước lên bình phải ổn định vì máy chỉ hoạt động khi được cung cấp nước liên tục.
- Chú ý độ rò rỉ nước của bình. Hãy kiểm tra ngay sau khi lắp đặt bởi đây là sự cố thường gặp, để lâu không khắc phục thì độ rò rỉ càng lớn.
3. Điện mặt trời đã được thương mại ở Việt Nam: Đó là hệ thống điện năng lượng mặt trời công suất 11kW đã khánh thành ở Quảng Bình vào tháng 12/2010. Trong tương lai hệ thống này được kết nối với lưới điện EVN.
Như Bình
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: