Vận động trị liệu hôm nay

Khoa có nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng mọi biện pháp y học, tâm lý học, kỹ thuật phục hồi kết hợp với giáo dục, xã hội,... nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất đi do khiếm khuyết và suy giảm khả năng, do hậu chứng sau những bệnh lý như tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa… Các bệnh trạng thường gặp tại khoa Vận động trị liệu như: tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa…

Năng vận động sẽ giảm rủi ro mắc tăng nhãn áp

Các chuyên gia thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ) đã phân tích dữ liệu dài hạn chính thức về những người Mỹ trưởng thành, nhận thấy những người năng vận động có thể giảm đến 73% rủi ro bị bệnh tăng nhãn áp
so với những người ít hoạt động. Với mỗi 10 phút tăng thêm vận động thể chất từ trung bình đến mạnh mỗi tuần, rủi ro bị tăng nhãn áp giảm đi 25%.

TS. Victoria Tseng - Trưởng nhóm nghiên cứu cùng các cộng sự cho rằng việc vận động làm thay đổi lưu lượng máu và áp lực trong mắt vốn có thể làm giảm rủi ro bệnh tăng nhãn áp, thậm chí đi bộ hoặc chạy với tốc độ cao và nhiều bước hơn cũng làm giảm mạnh hơn rủi ro tăng nhãn áp so với những người vận động với tốc độ thấp và ít bước hơn. Vì vậy, để giảm rủi ro mắc bệnh tăng nhãn áp, hãy vận động mỗi ngày.

Lê Minh

((Theo UPI, 11/2017))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nang-van-dong-se-giam-rui-ro-mac-tang-nhan-ap-n138872.html)

Chủ đề liên quan:

nhãn áp rủi ro vận động

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY