Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nên cho trẻ ăn hoa quả như thế nào là hợp lý?

Việc ăn rau quả hàng ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đối với trẻ cho ăn thế nào là hợp lý là những băn khoăn của nhiều bà mẹ .

Một trong những nhóm thực phẩm rất quan trọng cần ăn hàng ngày đó là rau xanh và quả chín nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng cần thiết cho sức khỏe.  Nhất là đối với trẻ em đang lớn và phát triển, hàng ngày đòi hỏi được cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng để xây dựng cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động của các chức năng để duy trì sự sống, vui chơi học tập.  Điều quan trọng trong giai đoạn hiện nay nóng bức và dịch bệnh, việc bổ sung vitamin và khoáng chất từ hoa quả,là vô cùng cần thiết. 

Quả chín nguồn cung cấp chính vitamin C và caroten (tiền vitamin A) cho cơ thể. Quả chín còn cung cấp các chất khoáng như kali, canxi, magiê... cần thiết cho quá trình chuyển hóa. Các loại quả có màu vàng, đỏ, da cam đu đủ, gấc, xoài, hồng... chứa nhiều bêta caroten có chức năng quan trọng trong cơ thể giúp trẻ tăng trưởng, phòng khô mắt. Ngoài ra quả chín còn giúp tăng sức đề kháng phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp, tiêu chảy...

Trong quả chín còn chứa chất pectin có tác dụng hấp phụ các độc tố để bài tiết ra ngoài. Như vậy, có thể nói quả chín có vai trò trò đặc biệt quan trọng trong dinh dưỡng. Trong quả chín có nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Một đặc tính quan trọng của quả là tác dụng gây thèm ăn, kích thích chức năng tiết dịch của các tuyến tiêu hóa.

Quả chín nguồn cung cấp chính vitamin C và caroten (tiền vitamin A) cho cơ thể

Trong quả có các phức chất polyphenon (chất màu, hương vị) chứa các biolanoid có vai trò chống ôxy hóa, làm giảm nguy cơ đối với bệnh tim mạch và ung thư. Trong rau quả còn có một số men có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Rau quả có nhiều chất xơ có tác dụng kích thích làm tăng nhu động ruột chống táo bón.

Việc ăn quả chín hàng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Hiện nay, theo số liệu điều tra dinh dưỡng cho thấy, tiêu thụ rau xanh trong bữa ăn của người Việt Nam đang có xu hướng giảm, trong khi đó lượng tiêu thụ thịt lại tăng nhiều lần so với những năm trước. Theo nhu cầu kiến nghị của Viện Dinh dưỡng, hàng ngày người lớn nên ăn khoảng 100g quả chín và 300g rau xanh. Với trẻ em, tùy thuộc vào lứa tuổi, nhu cầu để ăn hợp lý.

Trẻ nên ăn quả chín như nào là đủ?

Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên cho ăn rau quả khi bé đã bước vào thời kỳ ăn dặm.  Như vậy, nên bắt đầu cho trẻ ăn từ tháng thứ 6.  Cần lưu ý khi mới cho bé tập làm quen với các thức ăn mới thì lúc đầu ép lấy nước từ các loại quả như cam, quýt, chanh... 5-7 giọt, sau tăng dần 2-3 thìa cà phê.

Theo khuyến nghị chỉ nên cho ăn rau quả khi bé đã bước vào thời kỳ ăn dặm

Tương tự với các loại hoa quả khác như chuối, đu đủ, hồng xiêm cũng cần tập dần để trẻ làm quen với từng loại hoa quả. Thông thường, các bà mẹ thường bắt đầu tập cho bé ăn chuối nạo bằng thìa, các loại hoa quả khác như đu đủ, hồng xiêm thì nghiền nát.

Cũng như với các loại thực phẩm rau xanh khi cho trẻ ăn hoa quả nên bắt đầu từ từ, ngày đầu tiên cho ăn một hai thìa cà phê mỗi ngày sau tăng dần số lượng. trẻ 6 - 12 tháng có thể tiếp nhận được là 60 - 100g trái cây nghiền trong 1 ngày (1/3-1/2 quả chuối hoặc 1 quả hồng xiêm, 1 miếng đu đủ hay miếng xoài) và 1/2 quả cam hoặc 1 quả quýt vắt lấy nước pha thêm 5g (1 thìa cà phê đường trắng). khi trẻ 1- 2 tuổi, mỗi ngày ăn khoảng 100g. trẻ 3- 5 tuổi 150- 200g/ngày.

BS. NGUYỄN THỊ THU

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nen-cho-tre-an-rau-qua-nhu-the-nao-la-hop-ly-n195142.html)

Chủ đề liên quan:

trẻ ăn dặm trẻ ăn hoa quả

Tin cùng nội dung

  • Trẻ bắt đầu ăn dặm là một bước ngoặt lớn và quan trọng nên các mẹ luôn rất thận trọng trong chăm sóc trẻ ở giai đoạn này. Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi nên nấu những gì, nấu như thế nào thì chuẩn đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé? Các mẹ có đang băn khoăn chủ đề này không? Sau đây là hướng dẫn thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi chuẩn mà các mẹ có thể tham khảo nhé!
  • Ép con ăn, kéo dài bữa cơm hơn 30 phút, chỉ hầm xương hay luộc rau củ để lấy nước, hâm cháo nhiều lần... dễ khiến bé sợ ăn, thiếu chất.
  • Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.
  • Con cháu được 5 tháng tuổi. Cháu định cho bé ăn dặm nhưng chưa biết nên bắt đầu thế nào, rất mong bác sĩ hướng dẫn giúp.
  • Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, nếu không chú ý những khuyến cáo khoa học khi cho trẻ ăn dặm
  • Ăn bổ sung, hay ăn sam, ăn dặm, được định nghĩa là cho trẻ ăn những thức ăn khác, bổ sung cho sữa mẹ.
  • Trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi dễ bị rối loạn tiêu hóa, ít bú mẹ và thiếu dinh dưỡng để phát triển, do đó tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. nếu không chú ý những khuyến cáo khoa học khi cho trẻ ăn dặm thì phụ huynh có thể vô tình làm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị tụt hậu.
  • Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Nhưng ăn bổ sung như thế nào cho cân đối, hợp lý để trẻ được phát triển tốt cũng là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY