12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Nếu bạn là người đam mê cà phê nhưng lại đang phải uống thuốc, hãy lưu ý những điều này để tránh tương tác bất lợi

Vấn đề quan trọng là cà phê có thể khuếch đại tác dụng hoặc ảnh hưởng đến sự hấp thụ của một số loại thuốc thông thường. Điều này, đến lượt nó, có thể cản trở mục tiêu để có được tác dụng đầy đủ của thuốc.

Thật thú vị khi đọc khám phá mới về một trong những lợi ích sức khỏe của cà phê. Tuy nhiên, đánh giá mới về các nghiên cứu của một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế (do nhà nghiên cứu nội tiết người Ý Luigi Barrea đứng đầu) đã phát hiện ra rằng, uống cà phê quá gần với uống thuốc cần được lưu ý để tránh tương tác bất lợi.

Cà phê có thể khuếch đại tác dụng hoặc ảnh hưởng đến sự hấp thụ của một số loại thuốc thông thường.

Phát hiện này phù hợp với một nghiên cứu năm 2020 của hai nhà nghiên cứu dược học ở Ethiopia. Nghiên cứu đó cụ thể hơn, cho thấy rằng cà phê ảnh hưởng đáng kể đến sự hấp thụ, phân phối, chuyển hóa và bài tiết của nhiều loại thuốc.

Dưới đây là những loại thuốc thường bị ảnh hưởng khi uống cùng cà phê.

1. Thuốc tuyến giáp

Các loại thuốc điều trị tuyến giáp phải được uống khi đói, sau đó không uống gì khác, bao gồm cả cà phê trong ít nhất nửa giờ. Điều này để cơ thể hấp thụ thuốc tuyến giáp một cách tốt nhất.

2. Thuốc điều trị loãng xương

Nếu bạn đang uống cà phê với thuốc điều trị loãng xương, bạn đang làm giảm toàn bộ hiệu quả của thuốc.

3 Thuốc chống trào ngược axit

Thuốc trị trào ngược axit có tác dụng tốt nhất khi chúng được uống vào buổi sáng trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng vì cà phê có chứa axit, nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khiến bạn đang phải dùng thuốc.

4. Thuốc điều trị chứng phù chân

Caffeine nói chung làm cản trở hormone kích thích cơ thể giữ nước, vì vậy nó là một chất lợi tiểu. Điều này có nghĩa là caffeine trong cà phê có tác dụng khuếch đại quá mức các loại thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như những loại thuốc được sử dụng để điều trị sưng chân.

Caffeine trong cà phê có tác dụng khuếch đại quá mức các loại thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như những loại thuốc được sử dụng để điều trị sưng chân.

5. Thuốc điều trị suy tim

Ngoài ra, do tính chất lợi tiểu của caffein, bệnh nhân đang điều trị suy tim cũng nên lưu ý uống cà phê có chứa caffein.

6. Thuốc điều trị huyết áp cao

Khi kết hợp với cà phê, thuốc điều trị huyết áp cao cũng khiến bạn bị tác dụng lợi tiểu nghiêm trọng hơn. Do đó, chúng ta phải xem xét cẩn thận các tác dụng phụ khi dùng hai thứ này cùng nhau.

7. Thuốc tăng cường sự tập trung

Nếu bạn tình cờ dùng thuốc liên quan đến mất tập trung, tăng động hoặc bốc đồng, caffeine trong cà phê có khả năng tăng cường sự tập trung khiến hệ thống trong cơ thể ít có khả năng được hưởng lợi từ thuốc.

8. Thuốc cảm

Một số loại thuốc cảm là chất kích thích. Do đó, uống cà phê khi đang điều trị một số loại thuốc cảm sẽ khiến bạn khó ngủ hơn.

Cà phê là loại đồ uống phổ biến được rất nhiều người yêu thích. Dù việc uống thuốc với cà phê có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên từ bỏ loại đồ uống ưa thích này. Thay vào đó, bạn chỉ cần chờ đến khi hết thời gian dùng thuốc để không bị ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Xem thêm:

7 sự thật về trà chắc chắn sẽ khiến bạn kinh ngạc

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/neu-ban-la-nguoi-dam-me-ca-phe-nhung-lai-dang-phai-uong-thuoc-hay-luu-y-nhung-dieu-nay-de-tranh-tuong-tac-bat-loi-31995/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY