12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Nếu bạn mắc bất kỳ bệnh nào trong số này, bạn cần cắt giảm lượng đường

Đường rất ngon và ăn với số lượngvừa phải thường khá vô hại. Thật không may, đường bổ sung có ở khắp mọi nơi và thật khó để không tiêu thụ với số lượng lớn một cách thường xuyên.

Trên thực tế, tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ việc giảm lượng đường tiêu thụ, nhưng có một số loại người đặc biệt cần theo dõi lượng đường ăn vào một cách thường xuyên.

1. Người bị bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường luôn được bác sĩ hướng dẫn hạn chế tiêu thụ thêm đường.

Mặc dù điều này đúng với cả bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có khả năng kiểm soát lượng đường thông qua chế độ ăn uống dễ dàng hơn so với những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Những người mắc bệnh tiểu đường luôn được bác sĩ hướng dẫn hạn chế tiêu thụ thêm đường.

Ngoài ra, việc giảm lượng đường ăn vào sẽ giúp giảm cân, đồng thời hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu và có thể đảo ngược chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2.

2. Người bị huyết áp cao

Huyết áp cao là một vấn đề cực kỳ phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người và chế độ ăn uống đóng một vai trò lớn trong việc kiểm soát mức huyết áp. Do đó, những người bị huyết áp cao cũng cần phải theo dõi lượng đường họ ăn hàng ngày.

Theo một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Nutrients, những người bị tăng huyết áp (huyết áp cao) có thể giảm huyết áp bằng cách giảm lượng đường ăn vào. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng việc thay thế đường bổ sung bằng các nguồn đường tự nhiên như trái cây cũng rất hữu ích.

3. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim

Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim cũng nên theo dõi lượng đường ăn vào. Tiêu thụ đường bổ sung, chẳng hạn như đồ uống có đường góp phần làm tăng cân và có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.

Đồ uống có đường chứa calo mà không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng nào, vì vậy chúng phải được thay thế bằng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác. Ví dụ, bạn có thể thay thế lượng calo từ đồ uống có đường bằng cách ăn nhiều trái cây và rau quả hoặc bằng cách uống cà phê hoặc trà không đường thay vì nước ngọt.

4. Người bị trầm cảm hoặc lo lắng

Giảm lượng đường nạp vào cơ thể không phải là giải pháp để sống chung với chứng trầm cảm hoặc lo lắng, nhưng nó giúp giảm một số triệu chứng.

Những người bị lo lắng hoặc trầm cảm hoặc những người có nguy cơ mắc các tình trạng này nên giảm lượng đường tiêu thụ. Ăn nhiều đường bổ sung sẽ dẫn đến viêm mãn tính. Và viêm mãn tính có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm và lo lắng.

Giảm lượng đường nạp vào cơ thể không phải là giải pháp để sống chung với chứng trầm cảm hoặc lo lắng, nhưng nó giúp giảm một số triệu chứng.

Thay vào đó, hãy tập trung vào việc tăng cường ăn trái cây và rau tươi, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt

TRên thực tế, không chỉ những người thuộc 4 trường hợp này cần giảm tiêu thụ đường mà hầu hết mọi người nên giảm lượng đường ăn vào. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng người lớn và trẻ em nên tập trung vào việc giảm lượng đường tiêu thụ càng nhiều càng tốt.

Điều này là do thành phần dinh dưỡng của thực phẩm chứa nhiều đường. Chúng chủ yếu là calo rỗng cung cấp khoảng 10% lượng calo tiêu thụ hàng ngày đồng thời không cung cấp một nguồn vitamin hoặc khoáng chất đáng kể nào có lợi cho cơ thể.

Xem thêm: 4 cách ăn dưa hấu cực kỳ có hại mọi người nên tránh

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/neu-ban-mac-bat-ky-benh-nao-trong-so-nay-ban-can-cat-giam-luong-duong-35104/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY