12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Nếu duy trì thói quen này thường xuyên, bạn sẽ luôn có hơi thở thơm tho và hàm răng trắng sáng

Từ khi chưa có kem đánh răng, ông bà ta đã súc miệng bằng nước muối để ngăn ngừa các bệnh nha khoa. Bạn có biết nước muối không chỉ có tác dụng vệ sinh răng miệng mà còn làm dịu bớt các vết loét và giúp hơi thở thơm tho hơn

Mọi người đều biết súc miệng nước muối có thể giúp làm sạch răng miệng hay giảm đau họng hiệu quả. Tuy nhiên đó chỉ là một tác dụng dụng rất nhỏ của việc súc miệng nước muối.

Dưới đây là những tác dụng khác mà bạn có thể chưa biết:

Tại sao bạn nên súc miệng nước muối?

Từ xa xưa, nước muối đã được sử dụng như phương thức để vệ sinh răng miệng. Có nhiều tài liệu cho thấy nước muối đã được người Ai Cập và Trung Quốc cổ đại sử dụng để làm dịu răng hay chữa các bệnh về nướu vào khoảng năm 2.700 trước Công nguyên.

Tác dụng của nước muối

Muối thô với thành phần chủ yếu là natri clorua có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong nhiều loại thực phẩm vì muối hấp thụ các phân tử nước. Trong khi đó, vi khuẩn cần độ ẩm để phát triển nên chúng không thể sinh sôi nếu không có đủ nước.

Nước muối không phải là một loại kháng sinh vì không thể giết chết vi khuẩn ngay lập tức khi tiếp xúc. Theo một bài báo công bố trên Tạp chí Nha khoa Anh năm 2003, thói quen súc miệng nước muối rất tốt nhờ tác dụng kiềm hóa. Điều này có nghĩa là nước muối làm tăng độ pH trong miệng, giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn, do hầu hết các vi khuẩn đều thích môi trường axit.

Các lợi ích của súc miệng nước muối

1. Súc miệng nước muối chữa viêm họng

Súc miệng bằng nước muối là một phương thuốc tự nhiên dễ dàng để điều trị đau cổ họng. Nó hoạt động trên nguyên tắc hóa học thẩm thấu, xảy ra khi dung môi chuyển từ vùng có nồng độ cao hơn đến vùng có nồng độ thấp để đạt được trạng thái cân bằng.

Khi bị đau họng đồng nghĩa với việc vi khuẩn (hoặc vi-rút) đã quyết định chiếm chỗ ở trong đó. Vi khuẩn gây đau họng – là những sinh vật đơn bào có thể nhân lên nhanh chóng nếu không được kiểm soát. Khi quá trình sinh sản của chúng vượt khỏi tầm kiểm soát, cơ thể biểu hiện bằng những triệu chứng khó chịu thường gặp.

Khi bạn súc miệng bằng nước muối đậm đặc, thẩm thấu sẽ xảy ra để tạo ra một trạng thái cân bằng trong cổ họng giúp giảm đau.

Nồng độ muối cao cũng giúp hút chất lỏng dư thừa từ cổ họng, tạo ra một môi trường mất nước, đe dọa môi trường sống của vi khuẩn.

Vì muối hòa tan nhiều hơn trong nước ấm nên bạn nên súc miệng bằng nước ấm thường xuyên. Có thể lên đến 8 lần/ngày để giúp giảm sưng và đau nhức.

2. Duy trì độ pH tự nhiên

Nước muối giúp trung hòa axit trong cổ họng do vi khuẩn xâm nhập tạo ra và giúp duy trì cân bằng độ pH khỏe mạnh. Cân bằng pH bình thường cũng giúp vi khuẩn tự nhiên trong cổ họng và miệng của bạn phát triển mạnh và ngăn ngừa vi khuẩn không mong muốn tích tụ và gây nhiễm trùng.

3. Tan đờm và làm giảm nghẹt mũi

Điều tồi tệ nhất khi bị cảm cúm có lẽ là những cơn kéo đờm mỗi khi ho. Súc miệng bằng nước muối ấm có thể hóa lỏng chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp cũng như khoang mũi và trục xuất nó. Điều này không chỉ làm giảm viêm, giảm đau cổ họng mà còn giúp loại bỏ vi khuẩn gây ra các triệu chứng trên.

4. Ho khan, ho có đờm

Nó hoạt động như một thuốc giảm ho từ ho khan đến ho có đờm.

5. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên

Theo một nghiên cứu được tiến hành tại Nhật Bản, súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày là một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí để giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường hô hấp trên tới 40%.

6. Viêm amiđan

Tonsils là hai khối mô nằm ở mặt sau của cổ họng của bạn. Chúng có thể bị viêm do nhiễm vi khuẩn hoặc virus và dẫn đến các triệu chứng như đau họng, khó nuốt và lớp phủ màu vàng trắng trên amidan.

Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm đau trong cổ họng và giảm bớt một số triệu chứng này.

7. Loại bỏ mùi hơi thở

Nếu bạn nhạy cảm với các loại nước súc miệng có cồn thông thường, nước muối sẽ là một lựa chọn thay thế lý tưởng giúp bạn có hơi thở thơm mát tự nhiên.

Súc miệng với nước muối sau bữa ăn trưa hoặc giờ nghỉ giải lao có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng có thể gây viêm nướu và hôi miệng.

Thêm vào đó, nước muối còn loại bỏ các mảng thức ăn bị mắc kẹt giữa các răng. Thức ăn còn kẹt lại có thể gây kích ứng và viêm nướu, khiến bạn dễ bị sâu răng và phải đến nha sĩ thường xuyên.

8. Chảy máu và sưng nướu răng

Chảy máu và sưng nướu răng là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm nướu răng do nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Trong trường hợp này, nước muốicó thể giúp giảm viêm và chống lại vi khuẩn này.

9. Điều trị mảng bám răng và ngăn ngừa viêm nướu

Mảng bám dính là một màng dính do các vi khuẩn hình thành trên răng và dọc theo nướu. Nếu không được điều trị, nó có thể cứng lại thành cao răng và cuối cùng phát triển thành viêm nướu. Viêm nướu sẽ làm sưng, đau nướu răng và có thể dẫn đến các bệnh răng miệng nghiêm trọng, thậm chí gây mất răng.

Cách tốt nhất để ngăn chặn điều này xảy ra là súc miệng bằng nước muối ấm vài lần/ tuần để loại bỏ thường xuyên mảng bám tích tụ trên răng.

10. Lở loét miệng

Súc miệng bằng nước muối có thể giảm đau và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét khi bạn vô tình cắn bên trong má, nhạy cảm với các loại thực phẩm nhất định, hoặc biến động nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt…

11. Làm giảm đau răng

Đau răng thường xảy ra khi có mủ ở giữa răng do nhiễm trùng từ vi khuẩn gây ra. Nếu đúng như vậy, bạn sẽ cần dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Nhưng để giảm đau, đơn giản chỉ cần súc miệng bằng nước muối vài giờ/lần.

12. Bảo vệ men răng

Các florua trong nước muối ngăn ngừa mất khoáng chất từ ​​men răng và giúp tăng cường nó. Nó cũng trung hòa các axit trong miệng gây suy yếu men răng.

13. Chữa lành vết thương

Các bệnh về răng miệng như viêm nướu khiến nướu răng yếu đi, trở nên dễ bị tổn thương và làm yếu răng. Một nghiên cứu được tiến hành ở Thái Lan đã phát hiện ra rằng súc miệng bằng nước muối hỗ trợ trong việc chữa lành nhanh chóng bất kỳ vết thương nào trong các mô liên kết của nướu răng bạn và giúp khôi phục chúng.

14. Chống nấm Candida

Candida là một bệnh nhiễm nấm gây ra khi nấm Candida bắt đầu phát triển trong miệng, cổ họng hoặc thực quản. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như đốm trắng ở miệng và cổ họng, cũng như cảm giác đau khi nuốt.

Với việc súc miệng bằng muối, bạn có thể chống lại không chỉ Candida mà còn với bất kỳ vi khuẩn nhiễm trùng miệng nào.

15. Làm sạch miệng

Việc súc miệng và súc miệng bằng nước muối giúp trung hòa độ axit trong miệng và tạo ra môi trường kiềm bất lợi cho sự phát triển của vi khuẩn từ đó ngăn ngừa sự phát triển của bất kỳ chứng nhiễm trùng miệng nào.

Súc miệng cũng giúp loại bỏ các thực phẩm thừa dính mắc vào kẹt giữa răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, nước muối còn rửa sạch các tích tụ màu trắng trên lưỡi một cách hiệu quả.

Cách súc miệng nước muối hiệu quả

Bạn có thể pha chế dung dịch nước muối súc miệng rất nhanh chóng và không hề mất nhiều thời gian ngay tại nhà.

Cách làm nước muối súc miệng:

Bạn có thể tự thực hiện dung dịch nước muối súc miệng đơn giản tại nhà với thành phần chính là muối và một số chất khác cũng có công dụng rất tốt. Bạn sẽ cần chuẩn bị:

- 250ml nước ấm

- 1 muỗng cà phê muối

- Thành phần phụ: baking soda, mật hoa dừa, lô hội, dầu mè…

Bạn sẽ cần để nước ấm khoảng 40 độ C, sau đó cho muối vào và khuấy đều cho đến khi muối hòa tan hoàn toàn. Bạn có thể thêm một thành phần phụ khác vào để tăng thêm công hiệu của nước muối. Chẳng hạn như baking soda có công dụng tẩy trắng răng hay nha đam có thể loại bỏ mùi hôi miệng.

Muối rất dễ lẫn các tạp chất khác. Do đó, nếu phát hiện thấy tạp chất có trong muối, bạn hãy dùng một miếng vải mỏng để lọc bỏ trước khi bắt đầu pha chế dung dịch nhé.

Hướng dẫn cách súc miệng nước muối

Súc miệng nước muối tuy đơn giản nhưng nếu bạn chú ý hơn đến thời gian thì hiệu quả tác dụng của nước muối sẽ tăng rất đáng kể. Bạn có thể thực hiện theo các bước theo hướng dẫn sau đây.

- Đầu tiên, bạn hớp một ngụm nước muối vừa đủ vào miệng. Bạn nên tránh hớp quá nhiều nước vì sẽ khó súc.

- Tiếp theo, bạn súc miệng trong ít nhất 30 giây. Để có kết quả tốt nhất, bạn hãy đảm bảo chắc chắn dung dịch có thể tiếp xúc với các khu vực khó tiếp cận trong miệng của bạn, đặc biệt là giữa các kẽ răng.

- Sau đó, bạn nhổ ra và hớp ngụm thứ hai. Ở lần này, bạn hãy cố kéo dài thời gian súc lên ít nhất 60 giây để nước muối có thời gian tác dụng đến toàn bộ khu vực răng miệng lâu hơn.

- Cuối cùng, bạn hãy súc miệng lại bằng nước sạch một vài lần để loại bỏ lượng muối còn sót lại trong miệng.

Lưu ý khi súc miệng nước muối

Để súc miệng nước muối thực sự mang lại hiệu quả tốt cho bạn, hãy lưu ý một số vấn đề nhỏ sau khi thực hiện súc miệng nhé.

Đảm bảo muối hòa tan hoàn toàn: Các hạt muối nếu không hòa tan vào nước có thể vô tình mài mòn răng và nướu của bạn. Kết quả là khiến cho lớp phủ tự nhiên của răng sẽ bị hư hại.

Điều chỉnh tỷ lệ muối phù hợp: Nếu bạn súc miệng nước muối mà cảm thấy khó chịu trong miệng hay có cảm giác buồn nôn thì có thể pha loãng dung dịch ra. Bạn có thể giảm lượng muối xuống để tránh gây kích ứng.

Không uống luôn nước muối: Bạn đừng nên nuốt dung dịch nước muối bởi muối quá mặn và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Trường Y tế Cộng đồng Harvard nghiên cứu thấy rằng uống nước muối có thể dẫn đến các bệnh tim mạch như huyết áp cao.

Không súc miệng quá nhiều lần: Sau khi chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa, bạn có thể súc miệng nước muối từ 3-4 lần mỗi tuần. Bạn đừng nên súc miệng nước muối quá nhiều bởi lượng natri trong dung dịch có thể làm hư hại lớp men răng của bạn, dẫn đến mòn men răng.

Hoài Nguyễn

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/neu-duy-tri-thoi-quen-nay-thuong-xuyen-ban-se-luon-co-hoi-tho-thom-tho-va-ham-rang-trang-sang-26848/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY