12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Nếu khuôn mặt luôn đẫm mồ hôi hãy chú ý đến tình trạng bệnh lý này

Đối với một số người dễ bị đổ mồ hôi quá nhiều, mùa hè là khoảng thời gian đầy khó chịu và bối rối. Trong đó, mồ hôi mặt có thể đến như một tác dụng phụ đặc biệt không mong muốn dễ dàng làm phiền cuộc sống của bạn.

Giờ đây, các chuyên gia đang cảnh báo rằng không nên coi việc đổ mồ hôi quá nhiều trên khuôn mặt như một phản ứng bình thường đối với nhiệt độ tăng, mà thay vào đó nên được công nhận là tình trạng bệnh lý và được điều trị với sự chăm sóc thích hợp.

Tình trạng này có thể là do bạn mắc chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis)

Nếu khuôn mặt của bạn đổ mồ hôi thường xuyên và quá mức, bạn có thể đang mắc chứng hyperhidrosis, một tình trạng thường gây ra mồ hôi bất thường từ mặt, nách, bàn chân hoặc lòng bàn tay.

Nếu khuôn mặt của bạn đổ mồ hôi thường xuyên và quá mức, bạn có thể đang mắc chứng hyperhidrosis.

Nó đặc biệt đáng chú ý ở mặt và da đầu, vùng cơ thể tập trung nhiều tuyến mồ hôi. Đối với 2-5% dân số bị chứng hyperhidrosis, thường đổ mồ hôi ngay cả khi không có các yếu tố gây ra như nhiệt độ quá cao hoặc tập thể dục.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng từ 30 đến 50 % những người mắc chứng hyperhidrosis có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Tuy nhiên, nó cũng có thể do một trong số các bệnh lý tiềm ẩn gây ra, đây được gọi là hyperhidrosis thứ phát.

Các tình trạng phổ biến dẫn đến đổ mồ hôi nhiều là bệnh tim, đột quỵ, ung thư, tiểu đường, mãn kinh và tổn thương tủy sống. Đổ mồ hôi cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc chống trầm cảm.

Những tác nhân này có thể khiến tình trạng đổ mồ hôi trở nên tồi tệ hơn

Mặc dù những người bị chứng hyperhidrosis bị đổ mồ hôi mặt bất cứ lúc nào, nhưng có một số trường hợp nhất định khiến nó dễ xảy ra hơn. Các tác nhân phổ biến là thời tiết ẩm ướt hoặc nóng, ăn thức ăn cay và thậm chí là tập thể dục nhẹ.

Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên tạp chí y khoa Deutsches Arzteblatt của Đức cho biết trạng thái cảm xúc cũng đóng một vai trò quan trọng: cảm giác căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi đều có thể làm tăng lượng mồ hôi.

Các tác nhân phổ biến gây mồ hôi là thời tiết ẩm ướt hoặc nóng, ăn thức ăn cay và thậm chí là tập thể dục nhẹ.

Một số lựa chọn điều trị cho chứng tăng tiết mồ hôi

Bạn có thể kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều trên khuôn mặt của mình bằng một số cách.

Nếu chứng tăng tiết mồ hôi là kết quả của một tình trạng tiềm ẩn, điều trị tình trạng đó sẽ giúp mồ hôi tự giải quyết. Nếu điều đó không hiệu quả, thì thuốc uống, tiêm botox và thuốc chống mồ hôi theo toa có thể giúp giải quyết vấn đề.

Một lựa chọn điều trị khác là lontophoresis, một thủ thuật trong đó bác sĩ cho dòng điện mức độ thấp chạy qua cơ thể trong khi bệnh nhân chìm dưới nước. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết cách này hiệu quả hơn đối với những người bị đổ mồ hôi tay, chân và nách chứ không phải là khuôn mặt.

Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi hoặc cắt dây thần kinh kích hoạt tuyến mồ hôi, do đó làm gián đoạn quá trình sản xuất mồ hôi.

Nếu bạn bị đồ mồ hôi quá nhiều trên mặt, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu đầy đủ nguyên nhân và có các lựa chọn điều trị phù hợp.

Xem thêm: Những sai lầm về sức khỏe mà phụ nữ trên 40 tuổi không nên mắc phải

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/neu-khuon-mat-luon-dam-mo-hoi-hay-chu-y-den-tinh-trang-benh-ly-nay-35186/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY