Vết thương ở chân lâu lành
Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Tại sao? Lý do là khi lượng đường trong máu tăng cao, hệ thần kinh sẽ bị tổn thương, hệ miễn dịch suy giảm nên các vết loét lâu lành. Nếu không đi khám kịp thời, rất có thể bạn sẽ phải cắt bỏ một phần chân do các tế bào đã bị hoại tử.
Chân luôn cảm thấy lạnh
Nếu ngay cả vào mùa hè mà bạn vẫn cảm thấy điều này thì có nghĩa là tuyến giáp trạng của bạn đang suy yếu. Bình thường, tuyến này có chức năng điều chỉnh quá trình trao đổi chất, thế nên, khi nó gặp trục trặc, quá trình đó sẽ bị cản trở, khiến khả năng sản sinh nhiệt của cơ thể bị suy giảm.
Tê chân
Không ngồi nhiều, đứng lâu một chỗ, không đi giày dép quá chật mà chân vẫn bị tê? Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên có nghĩa là thần kinh ở chân, mắt cá hoặc lưng bị teo lại. Đi khám bác sĩ sớm, bạn nhé!
Gót chân đau nhức
Gót chân đau nhức có thể là dấu hiệu của bệnh viêm cân gan chân (Plantar fasciitis). Khi rời khỏi giường, từ trên ghế đứng dậy hoặc đi bộ, gót chân xuất hiện triệu chứng đau nhức dữ dội. Lưu ý, mang dép quá chật hoặc dép xỏ ngón có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Chân có nốt ruồi đen
Nốt ruồi đen có thể xuất hiện mọi bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả ngón chân. Khi kiểm tra làn da, bạn không nên để sót đôi chân, bởi khi xuất hiện những nốt ruồi đen không rõ nguyên do, đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da.
Chân không có lông
Lông chân đột nhiên biến mất, đó có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên, đau tim hoặc đột quỵ chính là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh động mạch ngoại biên. Tắc nghẽn động mạch ở chân có liên quan mật thiết đến tắc nghẽn ở các bộ phận trong cơ thể.
Chân bị chuột rút
Cơ thể mất nước có thể gây ra tình trạng co giật ở các cơ bắp, đồng thời thiếu chất dinh dưỡng, kali, magiê, canxi, cũng có thể gây ra tình trạng chuột rút ở chân.
Móng chân trở nên vàng
Nhiễm trùng nấm có thể khiến móng chân trở nên vàng và dày. Ngoài ra, mắc bệnh đường hô hấp, phù bạch huyết, viêm khớp cũng có thể khiến móng chân trở nên vàng.
Ngón cái ở bàn chân phình to
Nếu khớp chân sưng tấy hoặc đau nhức thì bạn nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra, đây có thể là dấu hiệu của bệnh gout, viêm khớp, nhiễm trùng hoặc chấn thương gây ra.
Ngón chân vừa tròn vừa bẹt
Ngón chân vừa tròn vừa bẹt có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi hoặc bệnh tim. Xơ hóa phổi, ung thư phổi hoặc những bệnh liên quan đến phổi đều gây ra hiện tượng những mạch máu nhỏ sẽ chảy về móng chân gây sưng tấy mô, khiến ngón chân biến dạng vừa tròn vừa bẹt. Bệnh tim, bệnh gan, bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đều có thể khiến chân biến dạng.
Mắt cá chân sưng tấy
Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn nên coi chừng bệnh thận. Thận có tác dụng lọc dưỡng chất cho cơ thể, nếu thận hoạt động thất thường, chất dịch trong cơ thể không bài tiết kịp thời sẽ gây ra bệnh phù, mắt cá chân sưng tấy là dấu hiệu nhận dạng rõ nhất.
Dưới móng chân xuất hiện mạch máu
Dưới móng chân xuất hiện mạch máu có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm nội tâm mạc. Tắc động mạch ở những vùng da lân cận sẽ khiến các mao mạch ở dưới móng chân bị thương tổn.
Lưu ý, bệnh viêm nội tâm mạc nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim. Kiểm tra ngay những dấu hiệu này ở chân để biết bạn mắc bệnh gì.
D.Phương
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: