12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Nếu vợ hoặc chồng bị tiểu đường, tại sao nửa kia lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn?

Bệnh tiểu đường ngày nay thực sự đang ảnh hưởng ngày càng lớn đến sức khỏe người dân do tác động của lối sống kém. Các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, ví dụ như biến chứng tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường, khoảng 46% bệnh nhân mất mạng.

Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu phân tích sâu hơn, ngày càng nhiều dữ liệu cũng cho thấy rằng bệnh tiểu đường cũng đã bắt đầu xuất hiện yếu tố gia đình.

Vì sao bệnh tiểu đường được gọi là bệnh của hai vợ chồng?

Bệnh tiểu đường được gọi là bệnh của hai vợ chồng chủ yếu đề cập đến người chồng và người vợ mắc bệnh tiểu đường, và một nửa còn lại xác suất mắc bệnh tiểu đường cũng tăng lên rất nhiều.

Khi các cặp vợ chồng sống chung với nhau, do thói quen ăn uống chung nên khả năng cao mắc bệnh tiểu đường type 2.

Nhưng bản thân bệnh tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm, tại sao xác suất nửa kia mắc bệnh tiểu đường lại cao như vậy?

Nó có thể được gây ra bởi 3 lý do sau:

Thứ nhất, thói quen ăn uống không tốt

Khi các cặp vợ chồng sống chung với nhau, do thói quen ăn uống chung nên khả năng cao mắc bệnh tiểu đường type 2, đặc biệt ở những gia đình trung niên và cao tuổi thường ăn nhiều chất béo, nhiều đường và nhiều muối, họ bị dễ mắc bệnh.

Thứ hai, sự tương tác giữa công việc và thói quen nghỉ ngơi

Ngoài thói quen ăn uống giống nhau thì thói quen làm việc và nghỉ ngơi của họ cũng ảnh hưởng lẫn nhau. Vợ chồng sống với nhau hàng ngày, nếu một người có chất lượng giấc ngủ kém trong thời gian dài thì người kia cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Lúc này, mọi người cần chú ý, thức khuya trong thời gian dài dễ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nội tiết tố, bài tiết của tuyến tụy, từ đó ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Thứ ba, thiếu tập thể dục trong thời gian dài

Các cặp vợ chồng mắc bệnh tiểu đường không thể loại trừ nguyên nhân là do không tập thể dục trong thời gian dài. Nếu không tập thể dục sẽ không thể thúc đẩy tiêu hao calo, tích tụ đường và mỡ, dễ tăng cân, từ đó ảnh hưởng đến đường huyết, huyết áp, mỡ máu.

Vì vậy, cần sửa những thói quen xấu và điều chỉnh sức khỏe thể chất thông qua tập thể dục.

Nếu không muốn bệnh tiểu đường phá hỏng mối quan hệ của mình, bạn nên làm 3 điều sau:

1. Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả

Người có đường huyết cao cần kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống. Cố gắng ăn một số loại rau quả tươi, nhất là khi cảm thấy đói để không dễ làm tăng đường huyết.

Vì rau củ rất giàu chất xơ và vitamin, ít calo nên đáp ứng được nhu cầu của cơ th và không ảnh hưởng đến việc hình thành đường huyết.

Người có đường huyết cao cần kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống.

2. Tránh ngồi lâu và tập thể dục hợp lý

Nếu thường xuyên ngồi một chỗ, không vận động sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, lúc này chỉ cần tích cực vận động mới có thể ngăn chặn được sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.

3. Giải tỏa căng thẳng tâm lý

Tâm lý căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Do trạng thái tinh thần không ổn định và thiếu insulin, đường huyết sẽ tăng cao và phân hóa mỡ bị đẩy nhanh, dẫn đến bệnh tiểu đường, và thậm chí gây ra nhiễm toan ceton.

Vì vậy, việc thư giãn, giải tỏa căng thẳng tâm lý có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Nói chung, nên thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, giao tiếp với người khác.

Ngoài ra, trong sinh hoạt cũng phải thường xuyên đi khám sức khỏe và theo dõi đường huyết, nếu phát hiện suy giảm điều hòa đường huyết thì cần can thiệp để tránh phát triển thành bệnh tiểu đường.

Xem thêm:

Nếu bạn có thể dễ dàng làm được 3 điều này, bạn sẽ sống lâu hơn

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/neu-vo-hoac-chong-bi-tieu-duong-tai-sao-nua-kia-lai-co-nguy-co-mac-benh-cao-hon-34781/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY