Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nga phát hiện 18 biến thể của virus SARS-CoV-2 ở một bệnh nhân 47 tuổi

Một phụ nữ Nga vừa được phát hiện có đến 18 biến thể của virus SARS-CoV-2 bên trong cơ thể. Được biết, bệnh nhân mắc bệnh ung thư hạch.

Theo đài sputnik, trong một nghiên cứu công bố đầu tháng 1 đăng trên trang web virological.org, các nhà nghiên cứu thuộc viện khoa học và công nghệ skolkovo, viện hàn lâm khoa học nga, đại học y khoa pavlov first state tại st.petersburg, viện nghiên cứu bệnh cúm smorodintsev và một bệnh viện ở thành phố st. petersburg cho biết: "chúng tôi báo cáo phân tích bộ gen của virus sars-cov-2 từ một bệnh nhân có bệnh lý nền ung thư hạch mắc covid-19. bộ gien này được đặc trứng bởi sự gia tăng độc lập của 18 biến thể mới trong hơn 4 tháng bệnh nhân mắc bệnh. chúng bao gồm các đột biến s: y453f và δ69-70hv được tìm thấy ở những ổ dịch liên quan đến loài chồn".

Bệnh nhân được ghi nhân mang 18 biến thể khác nhau của virus sars-cov-2 này là một phụ nữ 47 tuổi. trong nghiên cứu, bệnh nhân được gọi là "bệnh nhân s". bệnh nhân s có khả năng đã nhiễm virus khi cô ấy đang trong kế hoạch hóa trị trong bệnh viện.

Nga phát hiện 18 biến thể của virus SARS-CoV-2 ở một bệnh nhân 47 tuổi - Ảnh 1.

Ảnh: Pavel Golovkin/AP

Trong khoảng thời gian từ ngày 10/4 đến ngày 16/4, nữ bệnh nhân này có quan hệ gần gũi với bệnh nhân a - bệnh nhân cùng phòng với bệnh nhân s. sau đó, bệnh nhân a có kết quả dương tính với covid-19 (miếng gạc được lấy vào ngày 10 tháng 4). bệnh nhân a sau đó nghiên cứu cho biết đã ch*t vì covid-19.

Ngày 17/4, bệnh nhân s được xuất viện. vào ngày 30/4, cô có kết quả dương tính với covid-19.

"các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân từ ngày 14/5, ngày 19/5, ngày 9/6 và ngày 14/7 được kiểm tra âm tính với sars-cov-2. tuy nhiên, bệnh nhân s có các triệu chứng của covid-19 nghiêm trọng trong khoảng thời gian từ ngày 25/5 - 21/8. tiếp tục, bệnh nhân lại có kết quả dương tính vào ngày 3/8, ngày 8/8, ngày 13/8, ngày 17/8, ngày 20/8. cuối cùng bệnh nhân được xác nhận âm tính vào ngày 12/9/2020 và một lần nữa vào ngày 10/11 và 16/12", nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase dương tính liên tục đối với sars-cov-2 xảy ra ở một số ít bệnh nhân covid-19 và thường liên quan đến hệ thống miễn dịch của vật chủ bị ức chế. họ cho rằng virus trải qua "sự tích tụ nhanh chóng của các đột biến" trong những cá thể này.

Theo nhà miễn dịch học nikolai kryuchkov, đột biến covid-19 xảy ra thường xuyên hơn đối với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu. "các chuyên gia nhận thấy tỷ lệ đột biến gien của virus sars-cov-2 trong cơ thể của những người có hệ miễn dịch kém cao hơn nhiều lần so với tỷ lệ ở người bình thường".

Trong khi đó, chuyên gia kỹ thuật bộ gien pavel volchkov lưu ý những biến thể covid-19 được tìm thấy trong cơ thể người phụ nữ kia có những điểm giống với biến thể phát hiện ở anh.

Trả lời tờ izvestia, chuyên gia volchkov cho rằng: "biến thể mới được tìm thấy ở nga cùng nhóm chủng với biến thể tìm được ở anh. cũng có những đột biến giống nhau, và có những đột biến khác nhau".

Theo Sputniknews

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nga-phat-hien-18-bien-the-cua-virus-sars-cov-2-o-mot-benh-nhan-47-tuoi-20210113171255525.chn)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY