Kiến trúc sư (kts) trần công hòa, giảng viên khoa kiến trúc đại học yersin (tp đà lạt, tỉnh lâm đồng) nhận định: đà lạt là một đô thị đặc biệt, không chỉ là một đô thị hiếm thấy ở việt nam mà còn trên cả thế giới. chính phủ nên chú trọng đầu tư để bảo vệ, giữ gìn di sản của thiên nhiên, di sản kiến trúc độc đáo này.
Ảnh minh họa.
Cung hoàng hậu nam phương, vợ của vua bảo đại, do cha bà là ông nguyễn hữu hào xây tặng. đây là một trong 4 biệt thự ở đỉnh cao tại đà lạt
Biệt thự phi ánh được vua bảo đại mua cho thứ phi lê phi ánh. đây là ngôi biệt thự bằng đá granit được xây khoảng năm 1928, với lối kiến trúc tây ban nha duy nhất từ trước đến nay tại đà lạt. biệt thự có hai khối nhà nối liền nhau bằng một hành lang bán nguyệt.
Dinh I của vua Bảo Đại
Trong tập sách đà lạt xưa, nhà nghiên cứu lê phỉ cho rằng: kiến trúc tại đà lạt có thể nói vô cùng đặc biệt, không giống bất cứ thành phố nào ở việt nam. tp đà lạt trước kia xây dựng cho người pháp, đề án thiết kế kiểu tây phương. các kỹ sư, kts đều được tuyển chọn kỹ lưỡng, nhất là phải giỏi.
Nhà nghiên cứu lê phỉ cho rằng trong thời kỳ pháp thuộc đà lạt có hơn 1.300 biệt thự xây cất, kiến trúc đa dạng phong phú, nhiều nhất là kiến trúc phía bắc nước pháp.
Dinh II - Dinh Toàn quyền được xây dựng từ những năm 1937
Tòa biệt thự của tướng trần văn đôn thời chính quyền ngô đình diệm là một trong nhưng công trình cổ nhất ở đà lạt còn lưu giữ khá nguyên vẹn. tòa nhà này được xây dựng khoảng năm 1923, trước đây gọi là biệt thự rauzy
Biệt thự Bạch Ngọc trước đây của bà Trần Lệ Xuân, vợ cố vấn Ngô Đình Nhu. Cụm biệt điện của bà Xuân gồm Bạch Ngọc, Lam Ngọc, Hồng nay là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Bộ Nội vụ)
Biệt thự Hồng Ngọc trước đây của bà Trần Lệ Xuân
Biệt thự Lam Ngọc trước đây của bà Trần Lệ Xuân
Sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh lâm đồng cho biết có khoảng 2.000 biệt thự cổ, cũ ở đà lạt. theo kts trần công hòa, đà lạt này còn được ví như một “bảo tàng kiến trúc địa phương của pháp”.
Ngày nay tại Pháp cũng rất hiếm thấy các công trình ảnh hưởng theo các phong cách địa phương còn nguyên vẹn.
Một biệt thự tại đà lạt mang phong cách kiến trúc normandie (phía bắc nước pháp) có khung sườn nhà bằng gỗ, xây chèn gạch, tỷ lệ cân xứng hình chữ nhật, cửa sổ mái tam giác. đặc biệt, nhà có 2 hoặc 4 mái vạt góc, độ dốc mái lớn. kiểu biệt thự này gặp nhiều ở đà lạt
Biệt thự cổ mang phong cách kiến trúc vùng bretagne (phía tây nước pháp) với hình khối ngang, thấp, vững chắc để chống đỡ mưa gió. tường đầu hồi (tường 2 mặt bên) hình tam giác có đỉnh rất nhọn, che kín bờ mái dốc và thường gắn với ống khói lò sười.
Phong cách kiến trúc xứ basque (phía tây nam nước pháp), tường đầu hồi là mặt chính của kiến trúc (kiễu chữ a) nổi lên khung sườn gỗ. có 2 mái không đều nhau, đôi khi mái dài gần sát mặt đất. mái vươn xa ra khỏi tường đầu hồi và được đỡ bằng các thanh gỗ, các cửa sổ nhiều và nhỏ.
Phong cách kiến trúc vùng provence (phía nam nước pháp) có bố cục nằm ngang, nhà mái ngói hoặc mái bằng, độ dốc của mái tương đối thoải, thường sử dụng ngói ống hình máng, trang trí thêm 1 hoặc 2 hàng ngói ống bao quanh đầu bờ tường trông rất đặc sắc
Ngoài ra, còn có phong cách kiến trúc vùng savoie (phía đông nước pháp) cũng lấy tường đầu hồi là mặt chính của nhà. tầng dưới xây, tầng trên bằng gỗ, có 2 mái với độ dốc vừa phải, mái vươn rất rộng trên tường đầu hồi để che chở cho các cửa đi, cửa sổ và cả ban công.
Theo Kỳ Nam/Người lao động
Link bài gốc Lấy link
https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/du-xuan-ngam-biet-thu-co-da-lat-20160207164223676.htmTheo Kỳ Nam/Người lao động
Chủ đề liên quan:
biệt thự biệt thự cổ đà lạt hoàng hậu Nam Phương kiến trúc Ngô Đình DIệm thứ phi Lê Phi Ánh vua Bảo Đại