Khoa học hôm nay

Mê hoặc vùng chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt

Hiện đang là thời điểm đẹp nhất ở cao nguyên Đà Lạt, một trong 221 vùng chim đặc hữu của thế giới và là nơi xem chim lý tưởng nhất Việt Nam.

Birdlife international xác định cao nguyên đà lạt, bao gồm tp đà lạt và vườn quốc gia (vqg) bidoup-núi bà, là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới.

Mê hoặc vùng chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt ảnh 1

Ảnh minh họa.

Tiến sĩ lê văn hương, giám đốc vqg bidoup-núi bà cho biết, số loài và loài phụ đặc hữu của vqg này là 14 loài, chiếm hơn 1/2 số loài và loài phụ đặc hữu của việt nam. trong đó, quý hiếm bậc nhất là các loài mi langbiang, khướu đầu đen, khướu ngực cam, khướu hông đỏ, lách tách ngực nâu, sẻ thông họng vàng, chích chạch má xám, khướu đầu đen má xám…

Mê hoặc vùng chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt ảnh 2

Cao nguyên Đà Lạt thu hút các nhà nghiên cứu chim quốc tế từ rất sớm. Năm 1919, Robinson và Kloss đã mô tả một số loài đặc hữu, quý hiếm như phân loài khướu hông đỏ và Khướu đầu đen.

Mê hoặc vùng chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt ảnh 3

Một loài khác được phát hiện tại Bidoup-Núi Bà là Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini) với bộ lông mềm và xốp như bông. Loài chim này vinh dự được mang tên người khám phá ra Đà Lạt - bác sĩ A. Yersin.

Khướu đầu đen má xám có sắc màu sặc sỡ, đầu và cổ họng đen, cánh và lông đuôi bên ngoài màu vàng, tuy nhiên đây là loài khó quan sát do chúng hay ẩn nấp trong các tán lá và bụi rậm dày ở độ cao trên 1.400m.

Mê hoặc vùng chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt ảnh 4

Theo tiến sĩ Nguyễn Cử, loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới là Mi langbian được mô tả lần đầu bởi nhà quý tộc Thuỵ Điển Count Gyldenstople vào năm 1939. Loài đặc hữu này được phát hiện lần đầu trên đỉnh núi Langbian và nhà quý tộc đã lấy tên núi để đặt cho chim.

Mê hoặc vùng chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt ảnh 5

Cao nguyên đà lạt là nơi có diện tích rừng thông lớn nhất nước, nơi sinh sống của loài chim đặc hữu cực kỳ quý hiếm sẻ thông họng vàng. loài chim này được nhà khoa học theodore delacour mô tả vào năm 1926, sau đó được ghi chú trong sách đỏ việt nam năm 2007.

Tiến sĩ Hương ví Sẻ thông họng vàng như sứ giả của Bidoup-Núi Bà bởi đây là loài nổi bật nhất trong khu rừng. Chúng có chiếc mỏ và đôi chân màu hồng xinh xắn, toàn bộ phần đầu, lưng và đuôi đều là màu nâu; đối ngược với phần cằm, ngực, bụng và dưới đuôi có màu vàng rực rỡ…

Mê hoặc vùng chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt ảnh 6

Trong sinh cảnh rừng thông còn có loài đặc biệt khác là chim Mỏ chéo. Sự kỳ dị của chiếc mỏ đã giúp chúng dễ dàng tách mở lấy hạt thông hơn so với những chiếc mỏ bình thường khác.

Đó là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài và nghiêm túc của tổ tiên loài chim đặc biệt này. Khi mùa xuân đến, Mỏ chéo bắt đầu kết đôi rồi cùng nhau xây ngôi nhà hạnh phúc với một bạn tình duy nhất.

Mê hoặc vùng chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt ảnh 7

“Việt Nam có tổng cộng hơn 900 loài chim thì tại Bidoup-Núi Bà đã ghi nhận sự hiện diện của 306 loài thuộc 15 bộ và 54 họ, một con số cực kỳ ấn tượng nếu so sánh diện tích VQG với tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam”, tiến sĩ Hương chia sẻ.

Mê hoặc vùng chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt ảnh 8

Mê hoặc vùng chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt ảnh 9

Nhiều nhà nghiên cứu về điểu học cũng như dân xem chim thường chọn vqg bidoup-núi bà như là một điểm đến quen thuộc trong hành trình khám phá các loài chim quý hiếm.

Theo Tiền phong

Link bài gốc Lấy link

https://tienphong.vn/me-hoac-vung-chim-dac-huu-cao-nguyen-da-lat-post1617598.tpo

Theo Tiền phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/me-hoac-vung-chim-dac-huu-cao-nguyen-da-lat/20240315014819813)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY