Theo Đông y, từ khớp xương cổ chân trở xuống có 66 huyệt, tương ứng với các bộ phận trên cơ thể con người. Một bộ phận nào đó không ổn, những huyệt tương ứng ở bàn chân sẽ có cảm giác và sẽ xuất hiện những biểu hiện khó chịu.
Ngâm chân là cách giúp thải độc, cân bằng cơ thể và tránh bệnh tật.
Dưới đây là một số phương pháp ngâm chân đơn giản:
Ngâm chân với gừng tươi
Ngâm chân với gừng tươi và nước ấm sẽ giúp phòng ngừa cảm mạo, chứng tay chân lạnh và chứng thấp khớp.
Cách làm: Mỗi lần ngâm, dùng 5 lát gừng tươi cho vào bồn ngâm nước nóng, đợi nguội một chút thì cho chân vào. Thời gian ngâm mỗi lần 20 phút.
Ngâm chân với ngải cứu
Có tác dụng cải thiện chức năng phổi, rất tốt đối với các bệnh nhân viêm phế quản mạn tính và những người thường xuyên bị ho có đờm.
Cách làm: Ngải cứu tươi 20-30g, cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ cả lá và nước pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ thì ngâm hai chân. Không được ngâm quá mắt cá chân.
Ngâm chân với vỏ quế và hoa tiêu
Có tác dụng rất tốt trị chứng phù thũng do chức năng bài tiết của thận.
Cách làm: Vỏ quế, hoa tiêu mỗi thứ 15g cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ ra chậu pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được. Chú ý không được ngâm quá mắt cá chân.
Ngâm chân với hồng hoa
Có tác dụng hoạt huyết thông kinh, tiêu ứ, giảm đau. Dùng tốt cho người thường bị chứng tê cóng hoặc da bị nứt nẻ khi trời lạnh.
Cách làm: Lấy 10-15g hồng hoa cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, đổ cả nước và bã ra chậu, pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được. Không được ngâm quá mắt cá chân.
Nếu dùng 30-50g ngải cứu khô và 10-15g hồng hoa đun nước ngâm chân thì còn có thể kích thích tuần hoàn máu, phòng chống và giảm nhẹ được chứng cong phồng tĩnh mạch và chứng viêm dây thần kinh ngoại vi.
Ngâm chân với giấm trắng
Giấm trắng có thể ngấm sâu qua da và mạch máu. Ngâm chân với giấm trắng giúp thanh lọc máu, làm trắng da và cải thiện giấc ngủ.
Ngâm chân bằng hạt tiêu
Hạt tiêu có tác dụng làm nóng cơ thể, ngăn chặn tiêu chảy, và cải thiện chức năng thận.
Cách thức ngâm rất đơn giản: Cho nắm hạt tiêu nhỏ vào bồn nước nóng, đợi nguội cho chân vào ngâm.
Ngâm chân bằng muối
Muối sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng chân nứt nẻ, do đi lại và chống đỡ cơ thể suốt ngày. Muối vốn có tính năng sát khuẩn, do đó dùng dung dịch nước muối ngâm chân loại bỏ tế bào chết, khử mùi hôi.
Ngâm chân trong nước muối chữa được rất nhiều bệnh mà có thể bạn chưa biết. Muối giúp hạ hỏa, giải độc, tăng cường thể chất, thư giãn thần kinh, giúp ngủ ngon.
Ngâm chân bằng nước muối còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, bổ thận.
Ngâm chân với baking soda
Baking soda là muối sodium bicarbonate, giúp hạ huyết áp, loại bỏ tàn nhang, và chữa lành bệnh gout.
Lưu ý khi ngâm chân:
- Khi ngâm có thể kết hợp nhiều loại thảo dược trên, thời gian ngâm chân không quá 30 phút. Với người cao tuổi, chỉ nên ngâm trong 20 phút. Phụ nữ mang thai chỉ ngâm 15 phút.
- 30 phút sau bữa ăn không nên ngâm chân, vì sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, về lâu dài dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Nhiệt độ nước ngâm chân không quá 50 độ C. Nhiệt độ nước cao có thể gây bỏng, và làm các mạch máu trên bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
- Khi ngâm chân nước nóng lấy tay kỳ mu bàn chân, hoặc lấy hai chân cọ vào nhau. Bạn cũng có thể đặt vài viên đá nhẵn mịn trong bồn ngâm và đạp chân lên để massage. Sau 10 phút, lấy khăn mặt lau khô chân, lấy tay xoa bóp hai chân rồi đi ngủ
Hoài Nguyễn
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: