Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Ngăn “cửa tử” cho người bệnh tăng huyết áp

Có rất nghiều người cho đến khi đã bị các biến chứng nặng nề của tăng huyết áp, thậm chí cận kề “cửa tử” mới biết mình bị tăng huyết áp. Sau đây là một số lời khuyên cho tất cả mọi người trong việc phòng và điều trị bệnh này.
tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây Tu vong hoặc tàn phế trong số các bệnh lý tim mạch. Ở nước ta đa số người bệnh chưa có sự hiểu biết về bệnh, về các hậu quả nghiêm trọng của THA, nên chưa có thái độ xử trí đúng. TS.BS. Phạm Trần Linh, Viện Tim mạch Quốc Gia Việt Nam có một số lời khuyên cho mọi người trong việc phòng và điều trị THA như sau:Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì: Nếu tăng 5-10 kg trọng lượng cơ thể so với cân nặng chuẩn (lúc 18 tuổi) sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ xuất hiện THA. Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ (chiếm tới 48%) khả năng mắc bệnh. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to (với vòng thắt lưng > 85cm ở nữ và > 98cm ở nam) cũng có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy, tốt nhất phải giữ trọng lượng cơ thể ở mức bình thường. Với người thừa cân hoặc béo phì, cứ giảm 10kg cân nặng sẽ làm giảm 5-10mmHg mức huyết áp tâm thu.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây: Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần và chất ngọt. Tăng cường các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: đậu xanh quả, đậu hạt các loại, măng... Hàng ngày nên ăn khoảng 55-85g các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua...

Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân. Acid béo omega-3 trong cá và các loại hạt có tác dụng làm hạ cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt và giảm nguy cơ máu đông. Những loại hạt này còn có nhiều loại khoáng chất cần thiết để điều hòa huyết áp như magie. Thịt và trứng có nhiều chất mỡ bão hòa làm gia tăng lượng cholesterol xấu (LDL), đồng thời làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL) có khả năng làm sạch lòng mạch. Tuân thủ chế độ ăn như trên có thể sẽ giúp giảm huyết áp tâm thu từ 8-14mmHg.

Ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ: Thịt và mỡ động vật, nhất là các loại thịt đỏ như: thịt lợn, thịt bò và các loại sữa và trứng có hàm lượng mỡ bão hòa cao là nguồn gốc phát sinh ra các chứng xơ vữa. Do đó, các nhà khoa học khuyên nên chuyển dần chế độ ăn nhiều thịt sang ăn nhiều cá và đạm thực vật.

Giảm ăn muối: Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ. Đặc biệt ngư dân của chúng ta thường có thói quen ăn mặn do vậy họ cần phải tập luyện chế độ ăn giảm muối, tốt nhất khoảng dưới 6g muối/ngày.

Ngưng hút Thu*c: Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tăng huyết áp">bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

Uống rượu vừa phải: Có nhiều bằng chứng cho thấy, có mối tương quan chặt chẽ giữa uống rượu, huyết áp và tỷ lệ bệnh THA trong cộng đồng. Uống nhiều rượu dễ làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho thấy, nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây Tu vong nói chung và do tim mạch nói riêng. Uống rượu với mức độ vừa phải có thể làm giảm huyết áp từ 2- 4mmHg. Nam giới mỗi ngày không uống quá 2 ly nhỏ, tương đương 30ml ethanol (tức khoảng 720ml bia hay 30ml rượu hay 90ml whisky). Đối với phụ nữ và người nhẹ cân, lượng rượu nên uống chỉ bằng một nửa nam giới.

Minh Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/ngan-cua-tu-cho-nguoi-benh-tang-huyet-ap-n121409.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mới đi khám và được chẩn đoán mắc sỏi mật, tôi rất lo lắng. Xin quý báo tư vấn giúp chế độ ăn phù hợp với người bệnh sỏi mật. Tôi xin cảm ơn. Đỗ Văn Nghĩa (Gia Lai)
  • Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian.
  • Người bị bệnh thận hay băn khoăn nên uống nước như thế nào là đủ? Vì thận yếu, uống nhiều sợ làm thận yếu thêm, nhưng uống ít lại e là cơ thể không đủ nước.
  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY