Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí oryx, biến đổi khí hậu đang liên tục làm giảm đi lượng băng biển ở bắc cực, khiến gấu bắc cực (ursus maritimus) bị buộc phải vào các thị trấn và lục lọi bãi rác kiếm ăn với số lượng lớn hơn bao giờ hết.
Mặc dù gấu ăn rác của con người không phải là một hiện tượng mới, nhưng tần suất và mức độ nghiêm trọng của sự đối măt giữa người và gấu ở bắc cực đang tăng đều, các tác giả nghiên cứu cho biết một số cuộc chạm trán kết thúc bằng việc gấu bắc cực bị bắn chết.
Ảnh minh họa.
Đồng tác giả của nghiên cứu, geoff york, một nhà khoa học tại trung tâm polar bears international, cho biết: “chúng tôi nhận thấy cường độ các cuộc chạm trán và số lần xuất hiện gia tăng ở những nơi mà gấu bắc cực không thường đi đến.”
Nhóm của york đã nghiên cứu sáu cộng đồng dân cư, cho thấy những cuộc gặp gỡ giữa gấu bắc cực với các cộng đồng người dân sống ở mỹ (khu vực gần bắc cực) canada và nga. ở mỗi thị trấn hoặc cộng đồng, số lượng gấu bắc cực xuất hiện đã tăng đều đặn trong vài năm hoặc nhiều thập kỷ qua, dẫn đến một số tình huống éo le.
Ví dụ, vào năm 2019 ở nga, những con gấu đã tràn vào bãi rác thải ở hai thị trấn gần bắc cực. thị trấn belushya guba (dân số khoảng 2.000) đã báo cáo về một cuộc "xâm lược hàng loạt" của 52 con gấu bắc cực, đàn gấu bắt đầu kiếm ăn gần bãi rác lộ thiên của thị trấn, sau đó một số con gấu đã mạo hiểm tiến xa hơn vào thị trấn và cố tiếp cận các tòa nhà. trong khi đó, tại làng ryrkaypiy (dân số 600), 60 con gấu bắc cực đã xâm chiếm bãi rác của thị trấn trong vài tuần.
Ở khu vực gần bắc cực của canada, hai con gấu bắc cực đã bị bắn chết - một vào năm 2015 và một vào năm 2016 - khi chúng mạo hiểm đến quá gần các khu định cư của con người, nghiên cứu cho biết thêm.
Các tác giả nghiên cứu nhận định biến đổi khí hậu do con người gây ra là một phần nguyên nhân đẩy những con gấu bắc cực đến gần nơi sinh sống của chúng ta để kiếm ăn.
Tất cả sáu cộng đồng nghiên cứu điển hình đều nằm gần các bờ biển nơi băng biển hình thành vào cuối mùa thu, tạo cho gấu bắc cực một khu vực để săn những con mồi như hải cẩu và hải mã. khi nhiệt độ ấm lên làm giảm lượng băng biển có sẵn mỗi năm, gấu buộc phải vào đất liền và tìm kiếm nguồn thức ăn thay thế từ các thị trấn và bãi rác.
York nói gấu ăn tất cả mọi thứ, chúng có thể ăn phải pin, tã bẩn hay hộp sứ với mùi và một chút thực phẩm bao phủ bên ngoài. Tất nhiên những thứ này sẽ không tốt cho cơ thể của chúng.
“Gấu Bắc Cực có thể đi một quãng đường dài nếu chúng ngửi thấy mùi thức ăn và sẽ tiếp tục quay trở lại”, York cho biết.
Một giải pháp cho vấn đề này là thay thế các bãi rác lộ thiên bằng các lò ủ hoặc lò đốt để xử lý chất thải hữu cơ, do đó giảm thiểu cơ hội cho gấu bắc cực tiếp xúc với con người, york nói thêm. tuy nhiên, ngay cả khi các bãi rác bị đóng cửa, gấu bắc cực có thể sẽ tiếp tục đi vào các thị trấn để tìm kiếm thức ăn nếu băng biển tiếp tục giảm bớt. đây chỉ là một trong những hậu quả không lường trước được của biến đổi khí hậu, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các hành động có ý nghĩa toàn cầu.
Theo Tuấn Nguyễn/Báo Tổ quốc
Link bài gốc Lấy link
http://ttvn.toquoc.vn/ngay-cang-nhieu-gau-bac-cuc-doi-bung-phai-vao-bai-rac-kiem-an-7202231791137777.htmTheo Tuấn Nguyễn/Báo Tổ quốc
Chủ đề liên quan:
biến đổi khí hậu Đồng tác giả gấu Bắc Cực nghiên cứu mới nhà khoa học tầm quan trọng thập kỷ qua thiếu lương thực xử lý chất thải