Kinh tế xã hội hôm nay

Nghệ An: Ấm lòng muôn nẻo hồi hương trong mùa dịch

(MangYTe) – Những ngày qua, trước tình hình dịch Covid - 19 bùng phát tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, những người lao động từ các vùng quê nghèo miền Trung đến đây lập nghiệp đã phải “hồi hương” trong nhọc nhằn, gian truân.

Nẻo về gian truân

Có lẽ, đây là một cuộc “hồi hương” lịch sử, những dòng người đi xe máy từ miền Nam hướng về miền Trung nhiều như vậy. Họ là những lao động tự do, khi dịch bệnh tại các tỉnh phía Nam diễn biến phức tạp, không có việc làm, áp lực cuộc sống, dẫu phải chạy trên dưới 2000 km bằng xe máy nhưng họ vẫn gắng gượng để về quê.

Ấm lòng muôn nẻo hồi hương trong mùa dịch

Chứng kiến cảnh hồi hương ấy khiến chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót xa, lo lắng… đó là hình ảnh quặn thắt về câu chuyện của vợ chồng em xồng bá xò (sn 1992, tương dương, nghệ an). trong hành trình về quê lần này, hai vợ chồng với đứa con mới sinh 10 ngày tuổi. dịch bệnh khiến hai vợ chồng thất nghiệp, trước tình thế khó khăn, họ đã như bao người khác, chọn cách về quê bằng xe máy với quãng đường trên 2000 km. hình ảnh cháu bé mới 10 ngày tuổi với người mẹ trẻ mặt bơ phờ sau quãng đường dài khiến cộng đồng mạng xã hội “dậy sóng” với những sẻ chia, lo lắng và trăn trở.

Người lớn vất vả, nhọc nhằn đã đành, thương nhất là hình ảnh những em thơ trong cuộc hành trình “hồi hương” cùng cha mẹ. Khuôn mặt hốc hác, nhem nhuốc vì bụi đường, tóc tai rối xù, hình ảnh bé gái cùng cha mẹ vượt hàng nghìn km từ miền Nam về tại cầu Bến Thủy (TP Vinh) khiến nhiều người xúc động mạnh. Trong khi chờ bố mẹ khai báo y tế, cháu bé tầm 3 tuổi ấy cố uống những ngụm nước với vẻ mặt khó nhọc sau một hành trình đầu đời dường như là khốc liệt nhất.

Những bữa ăn vội bên lề đường

Trải qua hàng nghìn km đường trường, khi thì nắng, lúc thì mưa xối xả, những người hồi hương là lao động tự do, sinh viên...đã phải trải qua bao nhọc nhằn, nguy hiểm. có một vài trường hợp đã vì quá đuối sức, mệt và buồn ngủ nên xảy ra T*i n*n giao thông. như trường hợp em xồng bá rống (sn 1999, na ngoi, kỳ sơn) bị ngã xe tại đường n5 thuộc địa phận huyện đô lương, nghệ an). rống cho biết do hành trình 3 ngày đêm chạy xe liên tục từ tp hồ chí minh về, lúc lái xe buồn ngủ nên mất lái xe lao vào lan can bên đường. ngay sau đó em được người dân giúp đỡ, khâu rửa vết thương.

Nẻo về đã gian truân, rồi còn sẽ phải đối diện với bao khó nhọc. Những lao động tự do ấy, họ vốn dĩ là những người công nhân, lao động mùa vụ ở các tỉnh miền Nam. Cũng nhờ mưu sinh ở mảnh đất ấy mà gia đình họ có cuộc sống ổn định hơn. Nay phải “dã từ” mảnh đất ấy, với họ đó là điều không mong muốn, bởi họ biết, rồi đây họ lại phải đối diện với khó khăn sau khi về quê, và chắc rồi khi dịch ở miền Nam ổn định, sẽ có ngày họ quay trở lại cuộc mưu sinh trên mảnh đất ấy.

Những đứa trẻ sơ sinh cũng phải theo mẹ về quê trên quãng đường hàng ngàn cây số

Niềm tin từ tình người

Cùng với cuộc “hồi hương” lịch sử, cũng là lúc mà người dân khắp mọi miền sát cánh với những công dân đang trên đường về quê tránh dịch bệnh. Từ Nam chí Bắc, những cánh tay đùm bọc, sẻ chia và yêu thương nối dài. Qua mỗi tỉnh, những người “hồi hương” bất đắc dĩ ấy lại nhận được sự quan tâm của bà con nhân dân, đó là những gói xôi, những can xăng, chai nước mát lạnh...với mong mỏi tiếp sức cho họ trên đường xa vạn dặm, để họ an toàn về tới nhà.

Những chia sẽ trân quý với người hồi hương

Trong sự quan tâm ấy, nổi bật lên là hình ảnh những chiến sỹ sảnh sát giao thông một số tỉnh, dẫn đường cho đoàn người hồi hương đông đúc trên đường ql1a vượt qua địa phận tỉnh mình an toàn. các shiến sỹ còn tiếp sức cho họ bằng nước suối, xăng...và động viên bà con đi đường phải cẩn thận, an toàn.

Là hành động sẻ chia của chị H. sống và làm việc tại TP Vinh đã dùng thùng tiền dành cho người “hồi hương” tại Cầu Bến Thủy…Khi thấy dòng người lao động từ miền Nam về quê bằng xe máy khá vất vả, chị H đã dành ra một phần tiền, cho vào mỗi chiếc phong bì 500 nghìn và những lời động viên hết sức ấm áp, nhân văn. Nhiều người được hỗ trợ, động viên nở nụ cười xua tan cả sự mệt nhọc sau hàng nghìn km hết sức mệt mỏi.

Trên QL1A, chúng ta vẫn thấy những điểm tiếp sức tự phát mà người dân, các mạnh thường quân các tỉnh dựng sẵn để phục vụ bà con lao động hồi hương. Đó là hình ảnh xăng 0 đồng, nước 0 đồng, xôi bánh 0 đồng được gắn biển rõ ràng, và khi đi ngang qua, người lao động “hồi hương” được phục vụ hoặc tự phục vụ.

Là những hộp cơm, hộp cháo nghĩa tình sau vạn dặm đường xa gian truân nơi TP Vinh. Trong lúc chờ nhau khai báo Y tế, bà con được tiếp sức từ nhóm thiện nguyện, từ các bạn đoàn viên thanh niên phường...Họ đã ăn một cách ngon lành giữa bao bộn bề và mỏi mệt.

Những tấm lòng hảo tấm đến với cuộc hồi hương lịch sử

Đặc biệt hơn, trước những cuộc “ hồi hương” đầy gian truân, nguy hiểm ấy của hàng ngàn lao động tại các tỉnh miền trung, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong ngày 31/7 đã có cuộc làm việc với TP Hồ Chí Minh , Bình Dương...Chủ tịch nước yêu cầu phải nâng cao, tăng cường tối đa các biện pháp phòng chống dịch để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, trở lại cuộc sống bình thường. Đồng thời phải sát sao, quan tâm đời sống Nhân dân, người lao động trong lúc này, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân, và không để ai đói ăn, bị bỏ rơi trong lúc dịch dã phức tạp.

Chính phủ cũng đã có công điện khẩn, về việc yêu cầu địa phương ở các tỉnh phía nam cần thực hiện chặt chẽ hơn nữa việc cách ly xã hội. “ai ở đâu, ở yên tại đó”, đó là việc cần kíp, cấp bách nhất trong phòng chống dịch. Việc di chuyển, đi lại trong thời điểm này là hết sức phức tạp, có nguy cơ gây lây lan dịch bệnh. Do đó các địa phương cần cứng rắn trong việc khoanh vùng cách ly xã hội và yêu cầu người dân phải tuân thủ nghiêm túc, có như vậy dịch mới sớm được đẩy lùi và cuộc sống mới sớm trở lại bình thường.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/nghe-an-am-long-muon-neo-hoi-huong-trong-mua-dich-429463.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY