12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Nghe các chuyên gia lý giải vì sao đã tiêm vắc xin nhưng 53 nhân viên Bệnh viện nhiệt đới vẫn nhiễm Covid-19

Vaccine giúp tạo ra miễn địch dể chống lại tác nhân gây bệnh. Nhưng hiệu quả của vaccine không phải là luôn luôn đạt được trên 100% số người đã chích.

Gần đây, thông tin 53 nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM được phát hiện nhiễm Covid-19 khiến dư luận xôn xao. Điều đáng nói là những nhân viên ngành y này đã được tiêm 2 liều vaccine phòng Covid-19.

Nhiều người cảm thấy lo lắng về chất lượng vaccine, băn khoăn có nên tiêm vaccine phòng Covid-19 ở thời điểm này hay không?

Việc 53 nhân viên y tế ở TP. HCM tiêm 2 mũi vaccine nhưng vẫn dương tính với Covid-19 khiến nhiều người lo ngại - (Ảnh: Freepik).

Mới đây, bác sĩ Võ Xuân Sơn (bác sĩ nhiều năm công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy TP, HCM và hiện đang làm việc tại Phòng khám Quốc tế ExSon) đã có những chia sẽ hữu ích trên trang facebook cá nhân của mình về vấn đề này.

Chúng tôi xin được trích dẫn bài chia sẻ của bác sĩ để mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về vaccine Covid-19 và tự có câu trả lời cho mình về việc có nên tiêm ở thời điểm này không.

“Vaccine giúp tạo ra miễn địch dể chống lại tác nhân gây bệnh. Nhưng hiệu quả của vaccine không phải là luôn luôn đạt được trên 100% số người đã chích. Tôi không rõ tỉ lệ hiệu quả chính xác của AstraZeneca, nhưng theo báo chí, thì nó có hiệu quả 76% đối với nhiễm Covid-19 có triệu chứng sau 2 liều cách nhau 4 tuần. Nghĩa là, nếu trước đây, 50% số người nhiễm Covid-19 có triệu chứng, thì nay, chỉ còn 100% - 76% của 50% ấy (tức là 12%), số người nhiễm Covid-19 có triệu chứng.

Nghiên cứu của Nam Phi về vaccine Astra Zeneca, được thực hiện trên khoảng 2.000 người, cho thấy hiệu quả chống lại bệnh nhẹ và trung bình từ biến thể B.1.351 (biến thể Nam Phi) là dưới 25%, không đáp ứng được ngưỡng cho phép. Do đó, Nam Phi đã ngừng tiêm vaccine AstraZeneca cho người dân, thay vào đó là chuyển sang vaccine Johnson & Johnson. Tôi không biết hiệu quả của vaccine AstraZeneca đối với các biến thể Anh và Ấn Độ được công bố là bao nhiêu.

Thứ hai, ngay cả khi người được chích đáp ứng tốt với vaccine, tức là việc chích vaccine có thể tạo ra kháng thể, thì lượng kháng thể cũng phải đạt mức độ đủ để bảo vệ họ sau một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này không đồng nhất đối với tất cả mọi người, có người nhanh, có người lâu. Có thể những người bị nhiễm ở Bệnh viện Nhiệt đới sau khi chích đủ hai mũi vaccine là những người có thời gian đủ để vaccine có hiệu lực tốt bị kéo dài hơn những người khác.

Điều thứ ba, là vô cùng quan trọng. Đó là, Astra Zeneca là loại vaccine sử dụng “vector virus”. Đối với virus Sars-CoV-2, nếu muốn tạo ra được miễn dịch, vaccine phải tác động được vào điểm kích hoạt. Trong khi đó, AstraZeneca chỉ sử dụng một đoạn gen của virus để kích hoạt hệ thống miễn dịch. Nếu tung đoạn gen này vào cơ thể người bệnh, nó sẽ bị phân hủy ngay lập tức, trước khi đến được điểm kích hoạt hệ miễn dịch. Nếu muốn đoạn gen này còn nguyên vẹn khi đến được điểm kích hoạt, nó cần có một cái “xe chuyên dụng” để chở nó tới điểm kích hoạt. Đó là một con virus khác.

Con virus dùng để chuyên chở đoạn gen giúp tạo ra miễn dịch chống Covid-19 của AstraZeneca đến điểm kích hoạt là một loại Adenovirus vô hại đối với con người, tức là khi đưa nó vào cơ thể ta, nó không gây bệnh. Nó sẽ đóng vai trò của một cái xe tải, chở đoạn gen đến điểm kích hoạt, và xong.

Tuy nhiên, hệ miễn dịch của chúng ta nhận tất cả những thứ gì không phải của cơ thể chúng ta là vật lạ, mà với chúng, không có khách du lịch, tất cả đều là giặc ngoại xâm. Thế là, cứ thấy virus, hay bất cứ vật lạ gì khác, là nó tiêu diệt. Nếu lần đầu nó không tiêu diệt được ngay, thì cơ thể sẽ tạo ra một loại miễn dịch chống lại con virus "xe tải" ấy, song song với việc tạo ra miễn dịch chống lại virus Covid-19.

Ngay cả khi người được chích đáp ứng tốt với vaccine, tức là việc chích vaccine có thể tạo ra kháng thể, thì lượng kháng thể cũng phải đạt mức độ đủ để bảo vệ họ sau một khoảng thời gian nhất định - (Ảnh: Freepik).

Đối với những người nhạy với con virus “xe tải”, nếu những cái “xe tải” không bị tiêu diệt ngay loạt đạn đầu, thì ở loạt chích thứ hai, nó cũng sẽ bị tiêu diệt. Khi đó thì “hàng” được chở trên những chiếc "xe tải", bị đổ ra dọc đường, và có một loạt các men có sẵn trong máu thực hiện việc “hôi của”, tức là phân hủy những đoạn gen dùng để kích hoạt hệ miễn dịch tạo ra kháng thể, và không đến được điểm kích hoạt. Khi đó thì không thể có được miễn dịch.

Mặc dù việc sử dụng con virus vô hại làm “xe tải” có nhiều ưu điểm so với các loại vaccine khác, nhưng đây cũng là nhược điểm lớn của loại “vector vaccine” này. Tuy nhiên, những nhược điểm này đã được tính đến khi người ta đưa ra tỉ lệ giảm 76% nhiễm Covid-19 có triệu chứng”.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nghe-cac-chuyen-gia-ly-giai-vi-sao-da-tiem-vac-xin-nhung-53-nhan-vien-benh-vien-nhiet-doi-van-nhiem-covid-19-31179/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY