Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nghỉ ngơi sai phương pháp còn khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn, chuyên gia đưa ra 4 phương pháp hiệu quả nhất

Sau một ngày bận rộn vì học hành, công việc, đầu óc quay cuồng, cơ thể mệt mỏi trở về nhà. Nhiều người chọn chìm vào giấc ngủ để não được nghỉ ngơi. Không làm gì, không suy nghĩ gì và chìm vào giấc ngủ có thực sự giúp não bộ được nghỉ ngơi?

Nhà thần kinh học người Mỹ Saundra Dalton-Smith không nghĩ như vậy. Cô chỉ ra rằng: Nhiều trường hợp dù đã ngủ 8 tiếng nhưng sau khi ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi về cả thể chất lẫn tinh thần. Đây chính là hiện tượng não bộ chưa được nghỉ ngơi thực sự và 4 loại "phương pháp cho não bộ nghỉ ngơi" sau đây mà cô ấy tin rằng nó thực sự hiệu quả và có lợi.

1. Phương pháp nghỉ ngơi tinh thần

Nghỉ ngơi sai phương pháp còn khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn, chuyên gia đưa ra 4 phương pháp nghỉ ngơi hiệu quả - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nhiều người cho rằng "rỗng tuếch" nghĩa là không làm gì cả, nhưng thực tế, khi bạn không làm gì, đầu bạn chưa chắc đã dừng lại để được nghỉ ngơi. Suy nghĩ của bạn vẫn sẽ còn ngổn ngang không dứt sau khi trở về nhà vào cuối ngày, liên tục nghĩ về những sai lầm bản thân đã mắc phải trong ngày, tiến độ công việc bị bỏ lỡ hoặc những khó khăn bạn có thể gặp phải vào ngày mai.

Dalton-Smith tin rằng đắm mình trong những thứ bạn thích mới thực sự là "làm trống bộ não của bạn". Hãy dành một chút thời gian mỗi ngày và tiếp xúc với nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, trò chuyện với mọi người... để đánh lạc hướng bản thân khỏi những suy nghĩ về công việc phức tạp. Bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp đã được khoa học chứng minh như nấu ăn, cưng nựng vật nuôi, viết nhật ký để giúp giải tỏa căng thẳng, để tinh thần được nghỉ ngơi thật sự.

2. Phương pháp nghỉ ngơi về cảm xúc

Nghỉ ngơi sai phương pháp còn khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn, chuyên gia đưa ra 4 phương pháp nghỉ ngơi hiệu quả - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bỏ mặc và kìm nén cảm xúc có thể làm tổn thương chất xám của não, về lâu dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ và khả năng học tập. cái gọi là "nghỉ ngơi về cảm xúc" đề cập đến việc thừa nhận, đối mặt và giải quyết mọi cảm xúc và không để cảm xúc quá tải lấn át bạn.

Khi bạn cần xoa dịu cảm xúc của mình, hãy tìm một số cách để khiến bản thân cười;

Khi bạn lo lắng, hãy tìm một người bạn tin tưởng, đồng cảm và đừng đưa ra những lời chỉ trích chủ quan;

Khi bạn cảm thấy bị đánh giá thấp, hiểu lầm hoặc không được tôn trọng trong quan hệ giữa các cá nhân, các mối quan hệ, chủ động đối thoại và giao tiếp để giải quyết mâu thuẫn, thay vì chọn cách nhẫn nhịn;

Khi đối mặt với nhiệm vụ mới, thử thách mới và đôi khi do dự, hãy tự hỏi: Điều gì khiến mình sợ hãi?

3. Phương pháp nghỉ ngơi xã hội

Nghỉ ngơi sai phương pháp còn khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn, chuyên gia đưa ra 4 phương pháp nghỉ ngơi hiệu quả - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tất cả chúng ta đều cần được đánh giá cao, được yêu thương và cảm giác thân thuộc. Khi thiếu sự kết nối cảm xúc sâu sắc, bạn sẽ cảm thấy cô đơn ngay cả khi ở xung quanh nhiều người, và sự cô đơn cũng đã được khoa học chứng minh có liên quan đến tổn thương não và tim, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

"Phương pháp nghỉ ngơi xã hội" do Dalton-Smith ủng hộ đề cập đến việc tránh xa những người mang lại năng lượng tiêu cực, không nên đưa ra phản hồi cảm xúc của bản thân, nên chủ động tìm những người có năng lượng tích cực để nói chuyện.

Mặt khác, chúng ta cũng phải chủ động thể hiện sự ân cần, quan tâm đến những người thân thiết, biết ơn vì họ đã ở bên chúng ta. Cả "biết ơn" đều có thể kích thích tiết oxytocin, kích hoạt não và tăng cường hạnh phúc.

4. Phương pháp nghỉ ngơi các cơ quan

Nghỉ ngơi sai phương pháp còn khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn, chuyên gia đưa ra 4 phương pháp nghỉ ngơi hiệu quả - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Mệt mỏi về giác quan, chẳng hạn như thị giác, thính giác và khứu giác, có thể gây tổn thương các tế bào thần kinh não ở một mức độ nhất định.

Bạn cần gạt các sản phẩm điện tử của mình sang một bên, tắt thông báo trên mạng xã hội và màn hình TV, máy tính để duy trì thị lực.

Bạn có thể đắm mình trong bản nhạc yêu thích hoặc quay điện thoại để nghe giọng nói của người yêu. Hãy nhớ dành thời gian tham gia các hoạt động trong môi trường tự nhiên để có không khí trong lành;

Bạn cũng có thể sử dụng dầu thơm hoặc nấu ăn để đánh thức khứu giác. Cảm giác thích thú dễ chịu là một nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho não, có thể củng cố thùy trán của não, cải thiện khả năng phán đoán tư duy và ra quyết định vấn đề, đồng thời trì hoãn quá trình lão hóa não.

Nguồn: Aboluowang

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nghi-ngoi-sai-phuong-phap-con-khien-co-the-de-mac-benh-hon-chuyen-gia-dua-ra-4-phuong-phap-hieu-qua-nhat-20210207113630139.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh Alzheimer có thể được chia thành các giai đoạn nhẹ, trung bình hoặc nặng. Mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng riêng biệt.
  • Có trên 100 dạng rối loạn khác nhau, Phần lớn, đều có triệu chứng giống như bệnh suy giảm trí nhớ nhưng có thể chữa được.
  • Suy giảm trí nhớ là bệnh diễn ra khá phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với những người cao tuổi (NCT) do sự lão hóa của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, stress, rối loạn giấc ngủ..
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Bạn muốn ngăn chặn những dấu hiệu của tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi già? Hãy nhấc máy điện thoại và gọi đến cho ai đó để nói chuyện, hoặc tìm người trò chuyện thường xuyên với mình. Đó chính là vũ khí hiệu quả giúp bạn chống lại sự lão hóa và suy giảm trí nhớ.
  • Hiện nay, tình trạng suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ không phải bệnh riêng của người già mà nó đã trẻ hóa.
  • Trí nhớ kém không phải chỉ xảy ra đối với những người cao tuổi. Lí do lão hóa hay tuổi tác là điều dễ hiểu khiến con người rơi vào tình trạng này.
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY