Sức khỏe hôm nay

Nghiên cứu mới: Đánh trống có thể giúp đánh bại chứng tự kỷ ở con trẻ

Nghiên cứu mới cho thấy kỹ năng gõ cần thiết để tạo nhịp điệu trên trống có thể giúp cải thiện khả năng giao tiếp xã hội, kiểm soát ức chế và tập trung ở thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ.

Phát hiện này được đưa ra sau khi nghiên cứu với 36 thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Một nửa được chọn ngẫu nhiên để nhận khóa huấn luyện đánh trống trong hai tháng, dựa trên chương trình bộ trống điện tử tiêu chuẩn.

Được thiết kế để có thể theo dõi hiệu suất vận động và độ chính xác về thời gian của từng thanh thiếu niên, chương trình bao gồm việc học cách thực hiện một loạt các mẫu nhịp điệu lặp đi lặp lại.

Đánh trống có thể giúp đánh bại chứng tự kỷ ở con trẻ.

Kết quả cho thấy: Học đánh trống dường như làm giảm hành vi hiếu động và cải thiện khả năng tập trung và chú ý của thanh thiếu niên tự kỷ. Hoạt động này dường như cũng tăng cường giao tiếp giữa các vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát ức chế, theo dõi kết quả hành động và tự điều chỉnh.

Marie-Stephanie Cahart, tác giả chính và là ứng viên tiến sĩ tại Viện Tâm thần học, Tâm lý học và Khoa học Thần kinh tại Đại học King's College London ở Vương quốc Anh. Bà lưu ý rằng chứng tự kỷ là một tình trạng phát triển thần kinh suốt đời được đánh dấu bởi sự thiếu hụt trong giao tiếp và tương tác xã hội, cũng như một loạt các sở thích, hoạt động và hành vi lặp đi lặp lại.

Những thiếu hụt đó thường biểu hiện như thiếu ức chế, bốc đồng, các vấn đề về chú ý và hành vi hiếu động. Nhưng việc đánh trống đòi hỏi lập kế hoạch vận động và độ chính xác về thời gian cũng như sự tập trung chú ý và kiểm soát ức chế. Các nghiên cứu nhỏ khác cũng đã nghiên cứu đánh trống như một biện pháp can thiệp vào chứng tự kỷ.

Để xem liệu nó có giúp ích được gì không, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một chương trình đánh trống của thanh thiếu niên bị tự kỷ (độ tuổi trung bình là 18). Không ai đã đánh trống trước đó.

Những người được chỉ định huấn luyện đánh trống được học hai buổi 45 phút một tuần trong 8 tuần. Nhóm còn lại không được huấn luyện đánh trống.

Tất cả đều trải qua quá trình quét não và kiểm tra tâm lý thần kinh cả trước và sau khi nghiên cứu. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tự kỷ cũng được đánh giá cho tất cả.

Tình trạng trẻ tự kỷ là mối lo ngại của nhiều cha mẹ hiện nay.

Vào cuối nghiên cứu, những người chăm sóc và người dạy trống báo cáo rằng những người tham gia được đào tạo đánh trống có khả năng giao tiếp bằng mắt, nói ra nhu cầu bằng lời nói và điều chỉnh cảm xúc của họ tốt hơn. Kết quả là lòng tự trọng của những người tham gia tốt hơn và ít bộc phát tức giận hơn.

Thêm vào đó, những người trẻ tuổi trong nhóm đánh trống báo cáo rằng họ thực sự thích học đánh trống.

Cahart nói: “Rõ ràng là các hoạt động đánh trống đặc biệt có liên quan trong bối cảnh rối loạn phổ tự kỷ, cho thấy rằng hoạt động này ngay cả khi nó chưa được coi là một phương pháp điều trị tự kỷ, có thể sẽ mang lại lợi ích cho những bệnh nhân mắc một loạt các triệu chứng tự kỷ”.

Theo các nhà nghiên cứu, điều này là bởi việc đánh trống tập trung vào thời gian, sự phối hợp giữa tay, mắt và sự cần thiết phải liên tục theo dõi và sửa chữa những sai lầm. Tất cả đều nâng cao sự chú ý, khả năng ức chế và kỹ năng tư duy là chìa khóa cho kết quả xã hội và sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn.

Thêm vào đó, các hoạt động bộ gõ cũng rất thú vị và dễ tiếp cận đối với tất cả mọi người, không phân biệt dân tộc, độ tuổi và nền tảng âm nhạc.

Quan trọng nhất,đánh trống cung cấp một phương tiện tự thể hiện không lời, do đó làm cho chúng trở nên đặc biệt phù hợp trong bối cảnh của các rối loạn phổ tự kỷ.

Mặc dù còn cần nghiên cứu thêm để đưa đánh trống trở thành phương pháp điều trị tự kỷ chính thức, nhưng trong trường hợp này, những phát hiện cho thấy rằng việc đánh trống có thể có tác động tích cực trong một số lĩnh vực mà người mắc chứng tự kỷ quan tâm, bao gồm sự chú ý và tập trung, ức chế và kiểm soát vận động tốt hơn.

Xem thêm:

7 dấu hiệu sớm nhắc bạn nên đi kiểm tra ung thư cổ tử cung

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/nghien-cuu-moi-danh-trong-co-the-giup-danh-bai-chung-tu-ky-o-con-tre-34857/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY