Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nghiên cứu: Số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc có thể cao gấp 4 lần

Dân trí Một cuộc nghiên cứu gần đây cho rằng số ca mắc Covid-19 trên thực tế tại Trung Quốc hồi giữa tháng 2 có thể cao gấp 4 lần so với con số công bố chính thức. Hệ thống xét nghiệm của Trung Quốc có thể bỏ lọt nhiều người mắc Covid-19 Ông Trump nói Mỹ muốn đưa các nhà điều tra tới Trung Quốc Bang của Mỹ kiện Trung Quốc vì dịch Covid-19

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học The Lancet hôm 21/4, các nhà nghiên cứu cho biết tính đến ngày 20/2, số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc trên thực tế có thể lên tới 232.000 người, cao gấp 4 lần so với con số chính thức 55.000 người được Trung Quốc công bố, nếu sự thay đổi về cách xác định số ca nhiễm được áp dụng ngay từ đầu.

“Chúng tôi ước tính có ít nhất 232.000 ca nhiễm trong đợt dịch Covid-19 đầu tiên tại Trung Quốc đại lục. Số ca nhiễm thực sự vẫn có thể cao hơn so với con số được (Trung Quốc) ước tính nếu xét đến khả năng phát hiện không đúng mức sự lây nhiễm, đặc biệt là những ca bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Nhóm các nhà nghiên cứu do nhà dịch tễ học Peng Wu tại Trường Y tế công thuộc Đại học Hong Kong dẫn đầu đã xem xét các hệ thống phân loại được chính phủ Trung Quốc sử dụng trong việc xác định các ca mắc Covid-19, khi dịch bùng phát tại thành phố Vũ Hán hồi cuối tháng 12.

Trung Quốc đã lần lượt công bố 7 phiên bản hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, từ đó làm thay đổi hệ thống phân loại dựa trên sự hiểu biết của Bắc Kinh về dịch bệnh. Các nhà nghiên cứu phát hiện các định nghĩa khác nhau sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về số ca nhiễm.

Trong phiên bản hướng dẫn chẩn đoán và điều trị số 5 được công bố vào ngày 5/2, Trung Quốc đã thay đổi cách phân loại số ca mắc Covid-19. Theo đó, Trung Quốc cho phép xác nhận ca nhiễm qua chẩn đoán lâm sàng trước khi những người này được xét nghiệm Covid-19. Trước đó, Trung Quốc xác nhận một người nhiễm bệnh nếu họ vừa có triệu chứng lâm sàng vừa được xét nghiệm.

Cách tính này đã dẫn tới sự gia tăng đột biến về số ca mắc Covid-19, trước khi chính quyền Trung Quốc chuyển đổi sang phiên bản hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới một tuần sau đó, vào ngày 17/2. Từ ngày 18/2, Trung Quốc áp dụng hướng dẫn số 6 trong việc phân loại số ca mắc Covid-19, trong đó loại bỏ số liệu thống kê qua chẩn đoán lâm sàng.

Nhóm nghiên cứu của Hong Kong nhận định các phiên bản hướng dẫn khác nhau đã dẫn tới sự thay đổi đáng kể về số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc.

“Chúng tôi ước tính số ca nhiễm ở Trung Quốc đã tăng 7,1 lần khi chuyển từ phiên bản hướng dẫn số 1 sang phiên bản số 2, tăng 2,8 lần khi chuyển từ phiên bản số 2 sang phiên bản số 4 và tăng 4,2 lần khi chuyển từ phiên bản số 4 sang hướng dẫn số 5”, nghiên cứu nêu rõ.

Nếu Trung Quốc áp dụng phiên bản số 5 ngay từ khi dịch bắt đầu bùng phát, số ca nhiễm trên thực tế có thể sẽ còn tăng lên đáng kể.

Các nhà nghiên cứu Hong Kong cho rằng, các quốc gia không có đủ bộ kit xét nghiệm Covid-19 nên áp dụng phương pháp của Trung Quốc, trong đó xác định ca nhiễm thông qua chẩn đoán lâm sàng. Cách làm này có thể giúp thống kê tốt hơn số ca nhiễm, từ đó giúp các nước xác định cách ứng phó hiệu quả hơn với dịch bệnh.

Tính đến nay, Trung Quốc chính thức xác nhận hơn 4.600 ca Tu vong và hơn 82.700 ca mắc Covid-19. Mặc dù là nơi khởi phát dịch, song Trung Quốc hiện vẫn đứng sau hàng loạt nước châu Âu và Mỹ về cả số người ch*t và người nhiễm bệnh.

Trung Quốc đang phải đối mặt với sự chỉ trích từ Mỹ về nghi vấn thống kê không chính xác số ca nhiễm bệnh. Washington cũng cáo buộc Bắc Kinh giấu dịch trong giai đoạn đầu khi dịch mới bùng phát.

Thành Đạt

Theo SCMP

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/the-gioi/nghien-cuu-so-ca-mac-covid-19-tai-trung-quoc-co-the-cao-gap-4-lan-20200424074239300.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy hay dân gian thường gọi đùa là tào tháo đuổi khiến cho người mắc bệnh vô cùng khó chịu. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này đôi khi là do việc uống Thuốc kháng sinh.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY