Hồi sức cấp cứu toàn tập hôm nay

Ngộ độc thức ăn: dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị cấp cứu hồi sức

Vi khuẩn có độc tố phát triển trong thực phẩm: tụ cầu, lỵ trực trùng, phẩy khuẩn tả. Vi khuẩn clostridium botulinum yếm khí sống trong thịt hộp, xúc sích khô, thịt khô

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Các triệu chứng của ngộ độc thức ăn

Các triệu chứng cấp tính xảy ra sau vài phút, hoặc vài giờ có khi tới 1 ngày tuỳ thuộc nguyên nhân gây ngộ độc:

Buồn nôn và nôn.

Đau bụng.

Ỉa chảy nhiều nước, có khi có máu.

Có thể sốt hay không.

Các triệu chứng nặng nguy hiểm: đặc biệt ở người cao tuổi và trẻ nhỏ < 1 tuổi: mất nước, mất điện giải, trụy mạch và có thể bị sốc nhiễm khuẩn.

Các dấu hiệu mất nước

Đái rất ít, nước tiểu vàng sẫm.

Khô miệng, khô môi, khát nước (nhưng ở người bị nặng lại không thấy khát).

Da nhăn nheo, véo da bệnh nhân bằng 2 ngón tay nó không trở lại nhanh được.

Mắt trũng sâu.

Mạch nhanh, thở nhanh, sâu, sốt, mệt lả, co giật.

Nguyên nhân ngộ độc

Thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc

Kim loại nặng: kẽm, đồng, chì, thiếc, arsenic.

Các hợp chất hữu cơ: polyvinylchlorid, các Thu*c màu.

Thu*c diệt côn trùng, vật hại.

Các chất phóng xạ.

Alkyl thuỷ ngân.

Virus, VK hay nấm mốc có trong thực phẩm

Vi khuẩn có độc tố phát triển trong thực phẩm: tụ cầu, lỵ trực trùng, phẩy khuẩn tả. Vi khuẩn clostridium botulinum yếm khí sống trong thịt hộp, xúc sích khô, thịt khô. Các virus: adeno virus, rotavirus, norwalk virus.

Các chất độc có tự nhiên trong thực phẩm

Cà độc dược, nấm độc, lá ngón, cá độc, cá nóc, (họ tetrodontidae), cá dím (diodontidae), cá mặt trời, mặt trăng (molidae), mật cá trắm.

Da cóc, gan, trứng cóc chứa chất độc (bufotoxin) gây rối loạn nhịp tim nặng.

Nọc rắn độc: nhóm rắn lục, rắn hổ chúa, cạp nong, cạp nia, có thể gây ch*t người.

Sự đáp ứng của cơ thể thay đổi với các chất thực phẩm

Thực phẩm chứa tyramin (sữa), monosodium glutamate (bột ngọt).

Khi có ngộ độc thức ăn, cần phải

Giữ lại cốc thực phẩm đã ăn đế xét nghiệm

Giữ lại chất nôn.

Xét nghiệm và cấy phân.

Cấy máu khi có sốt.

Xét nghiệm nước tiểu và máu nếu nghi có hoá chất độc

Điều trị ngộ độc thức ăn

Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, làm dừng chất độc vào máu bằng cách

Gây nôn cho bệnh nhân.

Cho than hoạt 20 - 30g uống.

Cho Thu*c nhuận tràng sorbitol 20g uống.

Nếu bệnh nhân mệt do mất nước bởi nôn, đi ỉa, sốt kéo dài nhất là ngộ độc thức ăn do độc tố vi khuẩn thì thưòng nguy hiểm cho người cao tuổi và trẻ nhỏ khi bị mất nước nhanh và nhiều, đó chưa kể dẫn đến suy dinh dưỡng khi không được cung cấp đủ thức ăn bù lại cho bệnh nhân.

Điều trị mất nước

Uống nước có hoà gói muối chống mất nước (ORS): cho 2 lít uống trong 4 giờ đầu, trẻ em: 75ml/kg.

Nếu không có ORS: 2 thìa đường 1 thìa cà phê muối, pha với 200ml nước hoặc pha nước cam, nước dừa, nước chuối thành 1 lít vì chúng có nhiều kali tốt cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân vẫn nôn, nên cho uống ít một. Thu*c chống ỉa chảy chỉ dùng khi bệnh nhân đi ngoài nhiều lần toàn nước mà không sốt. Trong những trươngf hợp nhẹ: imodium 1 - 2 viên, cầm ỉa rồi thì thôi.

Thu*c chống nôn khi bệnh nhân nôn quá nhiều không thể dừng. Có thể cho tiêm Thu*c prometazin, diphenhydramin.

Theo dõi lượng nước tiểu bệnh nhân tăng dần lên > 500ml/6 giờ là tốt, nếu nước tiểu vẫn ít là bệnh nhân vẫn còn mất nước hoặc chất độc đã gây suy thận, cần đưa tới bệnh viện.

Ở cơ sở y tế có thể truyền Ringer lactate hay bicarbonate 1,4% 200ml trước rồi truyền natriclorua 0,9% nếu thấy huyết áp tâm thu dưối 90mmHg. Nếu lượng nước tiểu > 500ml trong 6 giờ là tốt.

Khi các biện pháp trên đã dùng, người bệnh không đỡ

Không đỡ sốt cao, đi ngoài nhiều và có máu, cần thiết phải mang đến bệnh viện hồi sức và điều trị nguyên nhân, ví dụ như:

Rửa dạ dày có kỹ thuật khi lượng chất độc nhiều.

Dùng thuôc kháng độc khi biết rõ loại chất độc đó là gì?.

Dùng kháng sinh nếu bệnh nhân có sốt nghi do  nhiễm khuẩn (ciproíloxacin: 500mg mỗi 12 giờ trong 5 ngày), cấy máu, cấy phân.

Hồi sức tim mạch, tuần hoàn, hay hô hấp nếu các chất độc có thể gây ra suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân dựa vào mạch, huyết áp, mức độ mất nưóc và nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên ngộ độc thức ăn đôi khi không chỉ xảy ra cho một cá nhân, có khi một gia đình, một tập thể ăn cùng một loại thức ăn đó, nó mang tính chất dịch tễ ảnh hưởng tới sức lao động, có khi còn lây lan thành dịch bệnh.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/hscctt/ngo-doc-thuc-an/)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY