Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Ngoài việc lạm dụng Thuốc kháng sinh, đây là 1 sai lầm nữa rất nhiều cha mẹ đang mắc phải

Sai lầm này có thể khiến sức khỏe của trẻ nhỏ gặp nguy hiểm không kém gì việc dùng Thuốc quá liều.

Thời điểm giao mùa hàng năm là lúc các bé rất dễ bị các bệnh cúm mùa, ho, viêm họng… bởi lúc này thời tiết diễn biến thất thường, tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh mẽ.

Để điều trị cho trẻ, Thuốc kháng sinh được nhiều cha mẹ tin dùng. tuy vậy vì chưa hiểu đúng nên nhiều cha mẹ vẫn mắc một số sai lầm khi cho con uống Thuốc, khiến bệnh tình của trẻ không đỡ mà còn nặng nề hơn. bên cạnh việc lạm dụng Thuốc kháng sinh quá nhiều, thì việc không cho trẻ uống Thuốc đủ liều cũng nguy hại không kém.

Nhiều cha mẹ cũng một phần tâm lý sợ con bị "nhờn" Thuốc nên khi thấy bé có dấu hiệu thuyên giảm đã cho ngừng uống dù chưa hết liệu trình điều trị, lúc này vi khuẩn chưa được tiêu diệt hoàn toàn, chúng sẽ rút ra "kinh nghiệm" chống kháng sinh để tồn tại mạnh mẽ hơn.

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: “Kháng sinh cần phải được uống đúng và uống đủ liều, liên tục trong một tuần ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã giảm để đảm bảo vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn".

Ngoài ra bác sĩ cũng giải thích thêm, trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có khoảng 30% - 60% người bệnh không tuân thủ điều trị đúng liệu trình kháng sinh, nhất là khi thời gian điều trị kháng sinh từ 7 ngày trở lên. điều này khiến cho bệnh không khỏi hẳn, có nghĩa là chỉ hết triệu chứng lâm sàng mà không tiêu diệt hết vi khuẩn gây bệnh. do đó bệnh dễ tái phát và khi tái phát bệnh dễ diễn tiến nặng, khiến người bệnh đáp ứng điều trị kém.

Tuy vậy, cha mẹ cũng gặp nhiều khó khăn khi cho con uống Thuốc. thông thường các bé đều có tâm lý sợ hãi và tỏ ra bất hợp tác khi uống Thuốc. điều này khiến nhiều bà mẹ dễ mủi lòng và dừng việc cho con uống Thuốc dù các bé chưa khỏi 100%.

Cho nên điều quan trọng là cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết khi cho con dùng Thuốc kháng sinh để quá trình chữa bệnh được diễn ra thuận lợi, không xảy ra những biến chứng về sau. tuyệt đối không tự ý mua Thuốc cho con uống, tự thay đổi đơn Thuốc hay dùng chung đơn Thuốc với người khác, bởi điều này có thể dẫn đến tình trạng nhờn Thuốc hay tệ hơn là phá hủy hệ miễn dịch của các bé.

Trong trường hợp trẻ hay chống đối khi phải uống Thuốc, các cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau của bác sĩ trương hoàng hưng (bác sĩ nhi khoa người việt đang sinh sống và làm việc tại bệnh viện của bang texas, mỹ) về cách cho con uống Thuốc:

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Một cách chuẩn bị tâm lý rất tốt là cho con chơi trò làm bác sĩ, khám bệnh cho búp bê, búp bê đã bị bệnh và cần phải uống Thuốc, bác sĩ sẽ cho búp bê uống Thuốc và búp bê sẽ hết bệnh sau khi uống Thuốc. Con sẽ hiểu khi bệnh thì có lúc cần phải uống Thuốc và dễ chấp nhận hơn khi uống Thuốc thật sự.

Tươi cười khi cho con uống Thuốc

Cho dù con đang bệnh, cho dù bạn đang rầu rĩ vì mới phải trả bội tiền cho mớ Thuốc, đừng bao giờ cho con uống Thuốc với một gương mặt buồn bã, lo lắng, một thái độ tiêu cực hay ép buộc. Cho dù là còn rất nhỏ, con bạn sẽ cảm nhận được thái độ này và sợ Thuốc. Thay vào đó hãy "giả bộ" như uống Thuốc là một chuyện vui, một điều có ích.

Vừa cười vừa cho con uống Thuốc thì uống Thuốc sẽ là chuyện nhẹ nhàng với con. Nhẹ nhàng, tươi vui và kiên nhẫn.

Vòng qua lưỡi

Khi cho con uống Thuốc, nhất là Thuốc có vị đắng, không nên cho vào giữa miệng, nên dùng một bơm tiêm hay ống nhỏ, trẻ há miệng hay nhéo nhẹ vào má trẻ kéo ra và cho bơm tiêm hay ống Thuốc vào hai bên má tới phía sau miệng và bơm từ từ vào để tránh lưỡi tiếp xúc trực tiếp với Thuốc. Trẻ nhỏ có thể cho ngậm ống bơm Thuốc và mút từ từ nếu Thuốc ngọt.

Cải thiện mùi vị

Nên chọn Thuốc có mùi vị thơm ngọt sẽ khiến trẻ thích uống hơn. Nên nói với bác sĩ để bác sĩ có thể giúp bạn, nếu không có Thuốc dễ uống hay không thể thêm mùi vị, có thể dùng các loại nước ép trái cây bé thích thêm vào Thuốc cho bé dễ uống, chú ý không dùng quá nhiều bé sẽ không uống hết.

Cho Thuốc vào thức ăn

Hầu hết các loại viên nén có thể được tán nhuyễn ra và cho vào thức ăn trẻ ưa thích. Nhớ là nên hỏi bác sĩ trước khi dùng cách này vì một số Thuốc dạng phóng thích chậm sẽ làm thay đổi tác dụng Thuốc nếu tán nhuyễn ra. Khi tán nhuyễn có thể cho vào bọc nylon và nghiền bằng muỗng lớn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/ngoai-viec-lam-dung-thuockhang-sinh-day-la-1-sai-lam-nua-rat-nhieu-cha-me-dang-mac-phai-20201004170106751.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cứ 5 trẻ dùng kháng sinh thì một cháu bị tiêu chảy. Tình trạng này xảy ra với bất kỳ loại kháng sinh nào.
  • Con em được 5 tháng bị viêm phổi. Sau khi tiêm kháng sinh cháu bị tiêu chảy. Xin Mangyte cho lời khuyên.
  • Kháng sinh (KS) là loại Thu*c đầu tay trong điều trị nhiễm khuẩn. Giống như những loại Thu*c khác, KS cũng có các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Chào mangyte.vn, Chị tôi bị đau bụng, đến bệnh viện bác sĩ chỉ hỏi sơ sơ rồi kêu đi chụp X-quang, rồi đi siêu âm. Siêu âm trắng đen không ra bệnh thì bảo siêu âm màu, sau đó chuyển qua Trung tâm Medic để siêu âm tiếp tục. Chị tôi mất 1-2 tiếng cho một lần kiểm tra, xét nghiệm như thế. Tôi muốn hỏi làm sao chấn chỉnh việc lạm dụng xét nghiệm để bệnh nhân đỡ mất thời gian và công sức? Cảm ơn mangyte.vn! (Thanh Thanh - TPHCM)
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY