Bé chào đời hôm nay

Ngọc Trinh mắc lỗi khi vào viện bế cháu mới sinh

Khoảnh khắc bế cháu sai cách chỉ vài giây của Ngọc Trinh có thể gây hại cho sức khỏe của bé.

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Video: Ngọc Trinh thích thú khi được bế cháu ruột

Thông tin mới đây chị gái ngọc trinh là ngọc bích hạ sinh con đầu lòng cho chàng ca sĩ kém tuổi tiêu quang nhận được nhiều lời chúc mừng từ người thân, bạn bè. nhanh chóng, ngọc trinh đã có mặt tại bệnh viện để thăm sức khỏe chị gái và cưng nựng cháu ruột của mình.

ngoc trinh mac loi khi vao vien be chau moi sinh - 1

ngoc trinh mac loi khi vao vien be chau moi sinh - 3

Ngọc Trinh rất thích thú khi được bế cháu.

ngoc trinh mac loi khi vao vien be chau moi sinh - 4

Cô cũng vui vẻ khoe hình ảnh bé cưng đáng yêu Tiêu Phối Quân trên trang cá nhân. Ai ai cũng khen em bé dễ thương và người dì nhẹ nhàng, khéo léo.

Tuy nhiên, cũng tại đoạn video cô nàng vòng eo 56 bế cháu ruột của mình đã lập tức nhận được phản ứng phản ứng trái chiều từ phía cộng đồng mạng. họ cho rằng cách bế trẻ sơ sinh mới chào đời của ngọc trinh là sai cách.

ngoc trinh mac loi khi vao vien be chau moi sinh - 5

Nhận xét của cư dân mạng về cách bế bé sơ sinh của Ngọc Trinh.

Theo đó, xuất hiện chỉ vài giây khoảnh khắc ngọc trinh đỡ bé tiêu phối quân dựa vào ngực mình, cô đã để phần cổ, đầu và nửa thân trên của bé tự do mà không hề có tay đỡ. khoảnh khắc đó khiến nhiều người xem thót tim.

ngoc trinh mac loi khi vao vien be chau moi sinh - 6

ngoc trinh mac loi khi vao vien be chau moi sinh - 7

ngoc trinh mac loi khi vao vien be chau moi sinh - 8

Ban đầu Ngọc Trinh dùng tay đỡ phần cổ và đầu của bé.

ngoc trinh mac loi khi vao vien be chau moi sinh - 9

Nhưng sau đó đã buông ra.

Bế trẻ mới sinh như thế nào mới đúng?

Theo Laura Jana, bác sĩ nhi khoa của Omaha, tác giả cuốn Heading Home with Your Newborn (Mỹ), cho biết: "Trẻ sơ sinh nặng đầu và không có sức căng cổ, nên hãy sử dụng khuỷu tay của mẹ để hỗ trợ đầu của con.

Với cánh tay đó, sử dụng cẳng tay và tay để giữ lưng, mông và chân. Sau đó, kéo bé lại gần ngực bạn bằng cánh tay kia. Trẻ thích cảm giác được như thế”.

Như vậy, việc giữ phần cổ trẻ sơ sinh mọi lúc mọi nơi là điều hết sức quan trọng. Mẹ hãy lưu ý cách bế đúng với trẻ sơ sinh như sau:

- Cách bế trẻ sơ sinh từ nôi: Chú ý đến các phần mềm trên đầu trẻ (2 phần đánh dấu đỏ), hỗ trợ đầu và cổ, mẹ nên cúi thấp người, đầu và dùng 2 tay để bế.

ngoc trinh mac loi khi vao vien be chau moi sinh - 10

Luồn một cánh tay dưới đầu, cánh tay còn lại luồn xuống phần mông của bé, bấm nhẹ ngón tay vào người bé để giữ vững khi đưa lên cao. Sau đó từ từ bế bé lên, người mẹ cũng từ đó đứng thẳng dần.

- Cách bế trên tay: Khi mẹ đã đỡ được người bé từ dưới nôi lên (theo cách trên), tiếp tục luồn tay trái dưới, bàn tay đỡ cổ, nhẹ nhàng di chuyển đầu của bé đến chỗ vòm tay, vẫn giữ cổ. Đặt tay phải bên dưới tay trái và đung đưa để ru ngủ. (Tuyệt đối không được để phần đầu và cổ bé không được đỡ như trường hợp nói trên).

ngoc trinh mac loi khi vao vien be chau moi sinh - 11

Tuy nhiên, nếu con thức cũng có thể dùng cách ngày để bế và trò chuyện với con.

Quy tắc an toàn khi bế trẻ sơ sinh

ngoc trinh mac loi khi vao vien be chau moi sinh - 12

- Đặt bé nằm trên ngực và vai mẹ, giữ đầu và cổ bé bằng tay mẹ. Tay phải đỡ phần mông, tay trái đỡ phần cổ và cho bé úp mặt vào ngực mẹ.

Bằng cách này bé có thể nghe thấy nhịp tim của mẹ và nhìn mọi thứ xuyên qua vai.

- Khi đang nấu ăn hoặc cầm cốc nước nóng, tuyệt đối không được bế bé. Khi bế nên bế bằng cả hai tay, không làm đồng thời với việc khác.

Lên xuống bậc cầu thang phải bế con bằng hai tay và tì sát vào người mẹ.

- Nếu là người lớn tuổi, nên ngồi tại một vị trí vững vàng rồi mới bế trẻ sơ sinh.

Theo Chi Chi - Ảnh FBNV (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/nuoi-con/vao-vien-be-chau-moi-sinh-ngoc-trinh-mac-loi-sai-kinh-dien-ai-xem-cung-thot-tim-c13a415978.html)

Tin cùng nội dung

  • Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. nếu không chú ý những khuyến cáo khoa học khi cho trẻ ăn dặm thì phụ huynh có thể vô tình làm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị tụt hậu.
  • Bạn có muốn bảo vệ con mình khỏi các bệnh đường hô hấp, chẳng hạn như cảm và ho? Câu trả lời là “có” nếu mẹ chịu khó thêm tỏi vào các món ăn lúc chế biến cho trẻ.
  • Bé mới ăn dặm cần những món đơn giản, không làm bé bị dị ứng hay rối loạn tiêu hóa. Bởi vậy, hãy thử những thực phẩm lý tưởng cho tuần đầu ăn dặm dưới đây.
  • Khi trẻ bắt đầu bước sang tuổi ăn dặm, nhiều bậc cha mẹ, nhất là những bà mẹ trẻ sinh con lần đầu rất băn khoăn và lo lắng về chế độ ăn của trẻ. Ăn thế nào để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho sự phát triển? Chế biến thế nào cho đúng cách?...
  • Bé yêu của bạn đã đến tuổi ăn dặm nhưng càng háo hức được đưa bé đến với thế giới ẩm thực phong phú bao nhiêu, bạn càng phải cẩn thận bấy nhiêu.
  • Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Nhưng ăn bổ sung như thế nào cho cân đối, hợp lý để trẻ được phát triển tốt cũng là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.
  • Khi cai sữa cho trẻ, người mẹ cần chú ý tiến hành từng bước đồng thời với việc tăng thêm thức ăn phụ, giảm thiểu số lần cho con bú,
  • Ăn dặm không đúng cách có thể khiến trẻ trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng. Có nhiều trẻ khi vừa chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì bị sụt cân, phát triển không còn tốt như khi ở trong giai đoạn bú mẹ nữa.
  • Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người Việt Nam và theo khuyến nghị ăn dặm cho trẻ là bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay
  • Mỗi ngày ăn 3 bữa cháo với rất nhiều thịt, cá, tôm, cua và các loại củ quả nhưng con chị Trang (Cầu Diễn) hơn 5 tháng không lên được lạng nào. Đưa con đi khám chị té ngửa khi BS kết luận thiếu chất.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY