12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Ngủ dậy thấy miệng đắng và nặng mùi, cẩn thận 5 bệnh này gõ cửa

Ngủ dậy thấy miệng đắng và hơi thở có mùi hôi, hầu hết các cơn quan này đều đã bị tổn thương. Thật đáng tiếc khi nhiều người không chú ý tới triệu chứng này.

Nếu miệng đắng và nặng mùi sau khi ngủ dậy nhưng đã được cải thiện sau khi đánh răng thì bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn còn ngay cả khi đã đánh răng, súc miệng kỹ càng thì bạn cần hết sức chú ý bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo 5 căn bệnh này.

Nóng gan

Đắng miệng ngay sau khi thức dậy có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang nóng gan.

Ngày nay, con người phải chịu nhiều áp lực rất lớn nên thường xuyên phải thức khuya và điều này sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động không hiệu quả, đặc biệt là gan. Hơn nữa, chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều dầu mỡ và gia vị cũng có thể gây hại cho gan.

Một khi gan bị tổn thương, chức năng gan sẽ suy giảm khiến quá trình chuyển hóa dịch mật bị rối loạn, dẫn đến việc đắng miệng. Các triệu chứng khác của nóng gan bao gồm chóng mặt, đỏ mắt, cáu kỉnh, ngủ không ngon giấc. Để cải thiện tình trạng nóng gan, bạn nên ngủ đủ giấc, uống đủ nước và có thể pha một ít trà hoa cúc để uống.

Bệnh về mũi họng

Vòm họng là nơi tiếp giáp với khoang miệng, nên khi mắc phải một số bệnh lý về vòm họng như viêm mũi teo, viêm xoang cạnh mũi, viêm amidan có mủ thì hơi thở của người bệnh cũng có mùi hôi. Lúc này, các chất dịch nhầy tích tụ ở cổ họng chính là tác nhân gây ra hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu.

Khó tiêu

Khi khó tiêu, hơi thở của người đó có thể có mùi hôi khó chịu.

Khó tiêu tức là tình trạng thức ăn sau khi đưa vào cơ thể sẽ bị tích tụ lại khiến ruột bị tắc nghẽn, các chất cặn bã của thức ăn không được thải ra ngoài một cách bình thường. Những chất thải tích tụ trong ruột sẽ được cơ thể hấp thụ nhiều lần khiến khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm sút, sinh ra hơi thở có mùi hôi và nhiều loại bệnh khác nhau.

Để giữ cho đường ruột khỏe mạnh và ngăn chặn tình trạng khó tiêu, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày và men vi sinh.

Bệnh răng miệng

Theo thống kê, có tới 80-90% trường hợp hôi miệng là do các bệnh lý răng miệng. Đó là do sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, mọc răng khôn, chân răng còn sót lại và các bệnh niêm mạc miệng trong khoang miệng không được điều trị, đều có thể gây khô miệng, hôi miệng và đắng miệng.

Để phòng tránh các bệnh răng miệng, bạn nên loại bỏ cặn thức ăn sau khi ăn và hạn chế ăn thức ăn gây kích thích. Ngoài ra, bạn cũng nên đi lấy cao răng, đánh bóng răng định kỳ 6 tháng/lần để hạn chế khả năng mắc bệnh răng miệng.

Trào ngược dạ dày

Bên cạnh các triệu chứng kinh điển như ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực thì hôi miệng cũng là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và axit dịch vị sẽ bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và miệng khiến người bệnh bị hôi miệng.

Ngoài ra, khi axit dịch vị trào ngược lên, nó sẽ bào mòn lớp niêm mạc miệng và họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh mùi phát triển. Vì vậy, để khắc phục tình trạng hôi miệng, người bệnh trước tiên cần điều trị tận gốc bệnh lý trào ngược dạ dày.

Xem thêm:

Vaccine HPV giảm 87 tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ ở Anh

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/ngu-day-thay-mieng-dang-va-nang-mui-can-than-5-benh-nay-go-cua-32656/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY