Ngôn ngữ trị liệu hôm nay

Là chuyên khoa tập hợp các chuyên gia trị liệu có trình độ và kỹ năng cao trong việc hỗ trợ những bệnh nhân gặp khó khăn về ngôn ngữ, chủ yếu là trẻ tự kỷ. Chức năng của khoa là chẩn định và can thiệp sớm từ tuổi thơ, chữa trị và cải thiện kỹ năng dựa trên thực thế cuộc sống của người bệnh. Hoạt động của khoa bao gồm các phương pháp: trị liệu với ngôn ngữ không lời (cử chỉ, tư thế thân thể, biểu cảm), kỹ năng trò chuyện, khả năng giao tiếp ( khó khăn ở kỹ năng trao đổi qua lại của một cuộc trò chuyện ngoài thực tế) và trị liệu ý niệm (ngôn ngữ trừu tượng phức tạp)

Ngủ trưa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn

Các nhà nghiên cứu cho biết những trẻ thường xuyên ngủ trưa có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn những trẻ không ngủ trưa.
Các nhà nghiên cứu cho biết những trẻ thường xuyên ngủ trưa có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn những trẻ không ngủ trưa.

Theo kết quả nghiên cứu trẻ 3 tuổi ngủ trưa trong khoảng 1 tiếng sau khi học từ mới có kết quả tốt hơn những trẻ không ngủ ít nhất 5 tiếng sau khi học bất kể chúng có thói quen ngủ trưa hay không

Trong khi một trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể ngủ tới 6 giấc ngủ ngắn mỗi ngày, nhiều trẻ giảm xuống 1 hoặc không có giấc ngủ ngắn nào khi học mầm non.Lợi ích của giấc ngủ trưa có thể đến từ giấc ngủ sóng chậm. Theo giáo sư trợ giảng Rebecca Gomez tại ĐH Arizona ở Mỹ, có nhiều bằng chứng chỉ rõ các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ góp phần củng cố trí nhớ và một trong những giai đoạn thực sự quan trọng là giấc ngủ sóng chậm, một trong những dạng giấc ngủ sâu nhất. Trong giai đoạn này, não phát lại những kí ức trong khi ngủ, do đó, những nhịp não xuất hiện trong giấc ngủ sóng chậm và các giai đoạn khác của giấc ngủ không cử động mắt nhanh thực sự tái kích hoạt những kí ức này và phát lại chúng, củng cố chúng.

Trẻ ở độ tuổi mầm non nên ngủ 10-12 tiếng trong 24 giờ, có thể là chỉ trong 1 đêm hoặc kết hợp cả giấc ngủ đêm và ngủ trưa. Nếu chúng không được ngủ đủ có thể bị những hậu quả lâu dài bao gồm giảm kết quả trong kiểm tra nhận thức.

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 39 trẻ 3 tuổi, được chia thành 2 nhóm: nhóm có thói quen ngủ trưa và nhóm không ngủ trưa. Các nhà nghiên cứu đề nghị phụ huynh xem xét duy trì giấc ngủ trưa cho trẻ mâm non.

BS Thu Vân

(Theo THS)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/ngu-trua-giup-tre-phat-trien-ngon-ngu-tot-hon-n127964.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo một cuộc khảo sát ở Anh những người thường xuyên đi xe đạp đến nơi làm việc chiếm ưu thế so với đồng nghiệp ít vận động của họ và có đời sống T*nh d*c tốt hơn.
  • Tôi có con trai lên 8 tuổi. Không hiểu sao từ bé cháu đã thuộc diện ít ngủ.
  • Người mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên khỏe mạnh, thông minh. Nhưng mẹ biết không, bé của mẹ chỉ có thể vượt trội khi được phát triển trí não tốt hơn ngay từ đầu. Đây chính là sự khởi đầu tốt đẹp mẹ dành cho bé.
  • Từ mỡ lợn đến bơ, từ dầu hạt cải, dầu vừng đến “mốt” mới nhất là dầu dừa, dầu ôliu… đều được khẳng định là rất tốt cho sức khoẻ. Vậy nhưng chúng có thực sự là những loại chất béo tốt nhất dùng để nấu nướng?
  • Cùng con chơi các trò vận động mạnh, cho phép con chấp nhận thử thách... là những cách người cha giúp con trưởng thành, tự tin tốt hơn mẹ.
  • Hãy thử những mẹo đơn giản sau đây, để có đạt kết quả nhanh chóng, trẻ sẽ ăn uống tốt hơn.
  • Sau gần 10 ngày triển khai thay thế vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) Quốc gia (tức vắc-xin miễn phí) cho vắc-xin dịch vụ đang khan hiếm...
  • Theo thời gian, các chức năng cơ thể ở người cao tuổi đã suy giảm một cách đáng kể nên thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Cuộc sống bận rộn, nhiều người dễ rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Song theo các chuyên gia, tận dụng giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp đem lại tinh thần sảng khoái.
  • Đối với dân công sở, giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ làm theo hướng dẫn dưới đây để có giấc ngủ ngon lành bạn nhé.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY