Cây thuốc quanh ta hôm nay

Ngũ vị tử nam: làm Thuốc trị suy nhược và liệt dương

Vỏ rễ ngoài có màu nâu, cắt ra thì thấy trong đỏ có lẫn màu trắng, và có mùi thơm của Long não

Ngũ vị tử nam, Ngũ vị nam - Kadsura longipedunculata Finet et Gagnep., thuộc họ Ngũ vị - Schisandraceae.

Mô tả

Cây leo thường xanh, dài 2,5 - 4m; thân nhẵn không lông. Lá đơn, mọc so le, dài 7 - 11cm, rộng 2,5 - 5,5cm, đầu nhọn, mép có răng thưa, cứng, dai, mặt trên màu lục xám, mặt dưới màu trắng sáng, có chấm vàng. Hoa đơn tính, mọc ở nách lá; cuống hoa dài. Bao hoa 8 - 17 bản hình chuỳ tròn, màu trắng và vàng nhạt. Trong hoa đực, nhị họp lại thành hình cầu; trong hoa cái, các lá noãn rời dính trên một trục hoa ngắn thành hình đầu. Quả kép hình cầu tròn gồm nhiều quả thịt nom giống quả Na, khi chín màu vàng phớt hồng.

Hoa nở vào mùa thu.

Bộ phận dùng

Rễ, dây, lá, quả - Radix, Caulis, Folium et Fructus Kadsurae Longipedunculatae.

Nơi sống và thu hái

Loài của Nhật Bản, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc hoang ở rừng, leo lên các cây to.

Thu hái rễ quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô dùng. Quả thu hái vào mùa đông, khi chín, phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Thân cây có chất dính nhớt, như hồ keo. Vỏ rễ ngoài có màu nâu, cắt ra thì thấy trong đỏ có lẫn màu trắng, và có mùi thơm của Long não.

Rễ có vị hơi ngọt, đắng, tính hơi ấm, có mùi thơm; có tác dụng hoạt huyết khư phong tán ứ chỉ thống.

Công dụng

Nhân dân dùng quả làm Thuốc trị suy nhược và liệt dương. Hạt được dùng thay vị Ngũ vị, do đó mà có tên trên.

Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ trị: 1. Viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày và hành tá tràng, viêm ruột và dạ dày cấp tính; 2. Phong thấp gân xương đau nhức, đòn ngã sưng đau.

Liều dùng

12 - 20g, dạng Thuốc sắc; có thể tán bột dùng uống trong 1 - 2g. Dây lá, quả cũng được sử dụng làm Thuốc hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng, liễm phế.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/ngu-vi-tu-nam-lam-thuoc-tri-suy-nhuoc-va-liet-duong/)

Tin cùng nội dung

  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY