Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ngừa bệnh ngoài da cho bé khi trời nóng

Bệnh ngoài da là chứng bệnh thường gặp. Ở trẻ em, làn da non nớt nên dễ mắc bệnh hơn. Mùa hè, các điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh ngoài da gia tăng.

Bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng.

Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ

Viêm da do tã lót: Tình trạng viêm thường xảy ra với các bé từ 5-12 tháng tuổi, đặc biệt với bé bụ bẫm và trẻ gái. Triệu chứng của bệnh: nóng đỏ, đau rát các vùng quấn tã như bụng dưới, đùi, mông. Vùng da này bị bỏng, đỏ, tiết dịch sau đó đóng vảy. Nếu điều trị không kịp thời, bệnh sẽ lan sang các vùng lân cận, xuất hiện các vết xước, giảm sắc tố, nặng hơn sẽ khiến bộ phận Sinh d*c bị tổn thương.

Mùa hè, nên hạn chế dùng bỉm cho bé, nếu phải dùng thì nên thay thường xuyên hoặc thay ngay sau khi bé đại tiện. Khi thay, nên rửa vùng mặc tã bằng nước ấm, tránh kỳ cọ mạnh, sau đó thấm khô, để một lát cho khô hẳn rồi mới đóng bỉm mới.

Mùa nóng, trẻ dễ mắc các bệnh ngoài da như mụn nhọt, rôm sảy, viêm da,...

Mùa nóng, trẻ dễ mắc các bệnh ngoài da như mụn nhọt, rôm sảy, viêm da,...

Mụn nhọt: Mụn nhọt ở trẻ thường do viêm nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên. Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, kém ăn ngủ. Những trẻ có thể trạng yếu, sức đề kháng kém có thể bị nhọt liên tiếp; nhọt này vừa khỏi nhọt khác lại mọc lên, có khi gây ra các biến chứng nguy hiểm (viêm thận cấp, nhiễm khuẩn huyết...).

Rôm sảy: Là tình trạng phổ biến ở trẻ em trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên do trong thời tiết nóng nực, mồ hôi trẻ tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng trong ống bài tiết. Miệng ống bài tiết dễ bị bụi, ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc. Càng ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể... càng có nhiều rôm. Nhiều khi rôm có cả ở vùng kẽ lớn như nách, bẹn, thậm chí toàn thân. Rôm sảy gây ngứa ngáy khiến bé gãi nhiều. Chỗ gãi có thể gây trợt loét rồi nhiễm khuẩn.

Chốc lở: Là một bệnh nhiễm khuẩn da, rất dễ lây. Mùa hè ra nhiều mồ hôi nên nguy cơ chốc lở càng tăng. Chốc lở thường xuất hiện trên mặt, đầu, nhất là quanh mũi và miệng của trẻ. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn (chủ yếu là tụ cầu và liên cầu) xâm nhập cơ thể qua các vết thương, trầy xước hay côn trùng đốt và gây bệnh. Bệnh xuất hiện với những bóng nước hình tròn dẹt, sau vài giờ, bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng. Trẻ em bị bệnh không sốt nhưng thường bị sưng hạch ở quanh vùng có vết chốc. Vết chốc lở rất dễ lây lan sang các vùng da lành khác nếu bị dây dịch của vết chốc. Chốc lở có thể lan sang vùng kế cận, gây viêm hạch bạch huyết gần đó. Sau khi bong vảy thường để lại vết thâm lâu dài. Nếu mẹ không để ý và kịp thời chữa cho trẻ có thể dẫn đến bệnh viêm cầu thận.

Viêm cầu thận có thể phát triển sau khi bị chốc lở do liên cầu khuẩn. Viêm cầu thận xảy ra sau khi phát chốc lở khoảng 2 tuần. Triệu chứng gồm: phù mặt, nhất là phù mi mắt, đi tiểu ít, có máu trong nước tiểu, tăng huyết áp, cứng khớp và đau khớp.

Viêm da cơ địa: Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em dễ gặp trong mùa hè khi các yếu tố như trời nóng, ra nhiều mồ hôi. Nhiều trường hợp do chủ quan đã gây tổn thương da diện rộng, để lại sẹo, nhiễm trùng, gây viêm nhiễm nhiều vùng khác như (tai, mũi, họng, mắt...), trẻ mệt mỏi, biếng ăn, chậm lớn.

Bắt đầu bệnh viêm da cơ địa hình thành hay còn gọi là giai đoạn viêm da cơ địa cấp tính, xuất hiện ở mặt, khuỷu tay, chân, ngực của trẻ. Xuất hiện các đám ban đỏ không rõ ranh giới, nổi mụn đỏ li ti và sau một khoảng thời gian ngắn thì chuyển thành mụn nước, gộp lại thành mụn lớn. Trẻ ngứa ngáy khó chịu, với trẻ lớn thì dùng tay gãi ngứa còn trẻ sơ sinh thì quấy khóc, ưỡn mình, trằn trọc, hay thức giấc.

Viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính khi viêm da tái phát thường xuyên, nhiều lần và có tổn thương rõ ràng trên da. Da trẻ lúc này có thể bị viêm bội nhiễm, lan rộng, xuất hiện các lớp sừng dày, rối loạn sắc tố da, khô nứt và chảy dịch vàng. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em và trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm nên dễ bị viêm nhiễm tổn thương sâu tới lớp biểu bì của da.

Cách phòng bệnh

Vào mùa nắng nóng, bé dễ đổ mồ hôi. do vậy, nên chọn quần áo phù hợp. cho bé mặc các loại quần áo vải bông nhẹ thoáng và sáng màu. nên thay quần áo thường xuyên cho bé. nên tắm cho bé thường xuyên hơn so với mùa lạnh. thường xuyên cho bé uống nước trong ngày để đảm bảo lượng nước cung cấp đủ cho cơ thể các bé. có thể cho bé ăn thêm các loại trái cây có tác dụng làm mát cơ thể.

Cha mẹ và người chăm sóc nên theo dõi các triệu chứng và kiểm tra da của bé thật cẩn thận. Khi thấy có những dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đi khám kịp thời, chữa trị đúng cách.

BS. Lê Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ngua-benh-ngoai-da-cho-be-khi-troi-nong-n174870.html)
Từ khóa: bệnh ngoài da

Chủ đề liên quan:

bệnh ngoài da cho bé ngoài da

Tin cùng nội dung

  • Nuôi con bằng sữa mẹ, cần được hiểu như một vấn đề sức khoẻ cộng đồng, cần có một chiến lược thúc đẩy mạnh mẽ, và mỗi bà mẹ khi sinh con, đều có hiểu biết đúng, thực hành tốt, về nuôi con bằng sữa mẹ, sẽ là biện pháp, nhằm tăng cường sức khoẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và bệnh tật ở trẻ.
  • Theo y học cổ truyền, cây cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa.
  • Da là một cơ quan đặc biệt của con người. Nó bao phủ hầu hết bề mặt của cơ thể. Ở người cao tuổi (NCT), ngoài việc sức đề kháng bị suy giảm thì sợi tạo keo và sợi liên kết của da cũng bị xơ hóa, chức năng tuyến bã và tuyến mồ hôi cũng bị suy giảm đáng kể, do đó, da của NCT trở nên nhăn nheo, giảm tính đàn hồi, khô hơn, càng dễ mắc bệnh.
  • Vào mùa hanh khô, độ ẩm không khí thấp, gió nhiều nên các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát tán rất nhanh. Chính vì vậy mà số lượng người mắc bệnh khô da cao hơn các mùa khác.
  • (Mangyte) - Con tôi bị viêm tai giữa và được kê Thuốc nhỏ tai Neocin. Hai mắt của cháu có ghèn, tôi dùng Neocin nhỏ mắt nhưng không thấy đỡ.
  • Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Y khoa Stanford mới được công bố cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa khả năng sinh sản ở đàn ông với sức khỏe tổng thể.
  • Con gái tôi hay bị táo bón 2 ngày đi một lần, phân chắc. Tôi nấu khoai lang, nấu chung với bột cho bé ăn hàng ngày.
  • Nếu trẻ bị tiêu chảy mà không uống được Oserol, mẹ có thể tìm cách bù nước cho con bằng những phương pháp sau.
  • Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY