Nha khoa Phục hình hôm nay

Nha khoa phục hình đảm nhận các chức năng cấy ghép implant và nắn chỉnh răng. Trong đó, phương pháp cấy ghép implant nhằm bảo tồn xương răng và giảm thiểu tiêu xương sau khi mất răng do nhổ răng sâu quá nặng (không thể chữa tuỷ), do bị nha chu, tai nạn và chịu tác động ngoại lực. Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp đặt trụ Implant vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng thực thụ. Bên cạnh đó, khoa còn thực hiện các kỹ thuật ghép xương, nong rộng xương, nâng sàn xoang hàm để có đủ kích thước xương cần thiết cho cấy ghép. Các bệnh thường gặp như: Mất răng, răng sâu nặng, thương tổn xương răng, răng vẩu, răng ngược, răng khấp khểnh, hở hàm ếch, lệch lạc xương hàm mặt,...

Ngừng sử dụng Amalgam trong nha khoa ở Việt Nam

Amalgam là một hỗn hống nha khoa đã được sử dụng trong điều trị răng nhiều năm qua, chủ yếu là để hàn răng. Trong thành phần của Amalgam có tới 50% là thủy ngân, một kim loại rất độc hại cho sức khỏe và môi trường.

Trong Công ước Minamata về thủy ngân (ra đời năm 2013 tại Nhật Bản) mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết cũng đã coi Amalgam là một chất chứa thủy ngân cần được loại giảm thiểu và và dần loại bỏ khỏi đời sống con người.

Để tham mưu cho Bộ Y tế thực hiện Công ước Minamata nhằm loại bỏ Amalgam, chiều 6/3, tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, diễn ra cuộc họp các bên liên quan về lộ trình tiến tới ngưng sử dụng Amalgam trong Nha khoa. Cuộc họp do PGS.TS.Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh chủ trì, với sự tham gia của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, Hội Răng Hàm Mặt Hồ Chí Minh; Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh; Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội; Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; Cục Quản lý Môi trường y tế. Ngoài ra còn có đại diện của các tổ chức phi chính phủ trong nước (Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và Phòng chống chấn thương - CCHIP) và quốc tế (Liên minh Thế giới vì Nha khoa không thủy ngân).

Tại cuộc họp , PGS.TS.Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh tầm quan trọng của việc loại bỏ Amalgam trong nha khoa nhằm bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để thực hiện công việc này cần có một lộ trình phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Chính vì vậy, trước khi có quyết định cụ thể, Bộ Y tế tổ chức tham vấn ý kiến của các đơn vị chuyên môn, đơn vị quản lý và các tổ chức khác liên quan.

Ông Charlie Brown - Chủ tịch Liên minh thế giới vì Nha khoa không thủy ngân có bài trình bày “Ngừng sử dụng Amalgam trong nha khoa” về các tác hại mà Amalgam có thể ảnh hưởng tới con người, môi trường; các loại vật liệu thay thế Amalgam hiện đã có trên thị trường; lộ trình loại bỏ Amalgam trong trong nha khoa tại một số nước, khu vực.

Sau bài phát biểu của ông Charlie Brown, các đại biểu có mặt đã cùng phân tích, nêu ý kiến và trao đổi về vấn đề này. Cuộc họp đã được nghe ý kiến tham vấn của tất cả các đại biểu có mặt. Hầu hết các đại biểu đều nhất trí và thể hiện quyết tâm tiến tới loại bỏ Amalgam trong nha khoa ở Việt Nam theo một lộ trình thích hợp; riêng đối với trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú thì phải ngừng sử dụng ngay vì đây là các đối tượng nhạy cảm với chất độc thủy ngân.

Kết thúc cuộc họp, PGS.TS.Lương Ngọc Khuê cho biết Việt Nam cần có một lộ trình thích hợp tiến tới ngừng sử dụng Amalgam trong nha khoa, trước tiên là trên các đối tượng nhạy cảm. Cục Quản lý Khám chữa bệnh và các bên liên quan sẽ cùng tiếp tục hợp tác để tiến tới nền Nha khoa không thủy ngân tại Việt Nam.

H.A

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ngung-su-dung-amalgam-trong-nha-khoa-o-viet-nam-n154462.html)

Tin cùng nội dung

  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Một số lưu ý khi kiểm tra răng miệng bằng phim X quang.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY