12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Người bệnh tiểu đường muốn yên tâm ăn hải sản thì hãy chú ý những điều sau

Thịt hải sản mềm, không chỉ có vị ngon mà còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol trong hải sản cũng rất cao, nhiều bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp rắc rối.

Trên thực tế, người bệnh tiểu đường cũng có thể ăn hải sản, nhưng phải hiểu rõ loại hải sản nào phù hợp, ăn như thế nào và nên ăn bao nhiêu. Làm như vậy không những không gây hại cho cơ thể mà ngược lại còn có lợi cho sức khỏe.

Loại hải sản nào không thích hợp cho người tiểu đường?

1. Cua

Cua có nhiều cholesterol, đặc biệt là trứng cua. Ăn một con cua cỡ trung bình có khả năng dẫn đến lượng cholesterol quá cao trong một ngày. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường và người bị huyết áp cao, bệnh tim và xơ cứng động mạch không nên ăn nhiều cua.

Trên thực tế, người bệnh tiểu đường cũng có thể ăn hải sản, nhưng phải hiểu rõ loại hải sản nào phù hợp, ăn như thế nào và nên ăn bao nhiêu.

2. Tôm, tép

Tôm, tép cũng có hàm lượng cholesterol tương đối cao, ăn nhiều sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch. Người bệnh tiểu đường cũng nên ăn ít hoặc không nên ăn tôm sẽ tốt hơn.

3. Mực

Mực nang và mực ống có hàm lượng cholesterol cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân tiểu đường và thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thành đường trong máu, từ đó làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên ăn ít hoặc không ăn mực.

4. Sò điệp

Sò điệp là thực phẩm giàu đạm, ăn nhiều có khả năng bị mẩn ngứa trên da. Ăn sò điệp quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Người bị bệnh tiểu đường cố gắng không ăn hoặc ăn càng ít càng tốt.

5. Bào ngư

Bào ngư là một thực phẩm tốt cho tóc, nhưng có nguy cơ gây ra các bệnh mãn tính và không có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra chúng còn chứa nhiều nhân purin dễ dẫn đến bệnh gout.

Người bị tiểu đường nên ăn hải sản như thế nào?

1. Hải sản nên nấu chín

Nhiều người ăn sashimi hải sản, điều này hoàn toàn không nên cho bệnh nhân tiểu đường. Một mặt, ăn hải sản sống sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Mặt khác, có nhiều loại vi khuẩn trong hải sản. Chỉ khi chúng được nấu chín hoàn toàn mới có thể tiêu diệt được những vi khuẩn và ký sinh trùng giúp ngăn chặn ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.

Ăn hải sản bị ôi thiu đối với người bệnh tiểu đường dễ gây ngộ độc, hạ đường huyết.

2. Đảm bảo nguyên liệu tươi

Ăn hải sản bị ôi thiu đối với người bệnh tiểu đường dễ gây ngộ độc, hạ đường huyết. Đặc biệt đối với một số bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh lý thần kinh sẽ dẫn đến nhu động đường tiêu hóa kém, dinh dưỡng không cân đối, thậm chí có nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

3. Kết hợp với thực phẩm đa dạng khác

Một số bệnh nhân tiểu đường chỉ đơn giản là giảm thức ăn chủ yếu có hàm lượng carbohydrate cao và tăng ăn hải sản có hàm lượng đạm cao, vì nghĩ rằng những thức ăn này ít ảnh hưởng đến đường huyết. Thậm chí có người dùng hải sản và các món thịt khác để thay thế món ăn chính.

Điều này rất bất lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường cũng nên chú ý đến việc bổ sung các thực phẩm khác và rau quả khi ăn hải sản.

Người bệnh tiểu đường có thể ăn bao nhiêu hải sản?

Bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt lượng đường trong máu mà không có cảm giác khó chịu không nên tiêu thụ quá 150 gam hải sản một lần và sử dụng không quá ba lần một tuần.

Điều này là bởi vì mặc dù hải sản có nhiều chất đạm và các chất dinh dưỡng khác, nhưng nếu ăn quá thường xuyên thì sẽ dẫn đến chất dinh dưỡng quá mức cho phép và dễ tích tụ calo. Nếu người bệnh tiểu đường đồng thời bị tăng mỡ máu và cholesterol cao thì không nên ăn hải sản nếu việc kiểm soát không lý tưởng.

Bệnh nhân tiểu đường bị tăng axit uric máu hoặc bệnh gout. Những bệnh này là những triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó, đặc biệt là những người bị kháng insulin. Những bệnh nhân này cũng không thích hợp ăn hải sản.

Nhìn chung người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn một số hải sản nhất định cùng với một chế độ ăn uống có kiểm soát. Bên cạnh đó, là tuân thủ đầy đủ thói quen lối sống để kiểm soát mức đường huyết, tránh biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:

Hóc xương cá không nên ăn cơm nắm to để nuốt cho trôi, 3 phương pháp này vừa hiệu quả lại an toàn

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nguoi-benh-tieu-duong-muon-yen-tam-an-hai-san-thi-hay-chu-y-nhung-dieu-sau-34497/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY