Thận , Tiết niệu hôm nay

Người bị sỏi thận kiêng ăn gì?

Sỏi thận được hình thành do lượng nước tiểu quá ít, hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu.
Bên cạnh việc điều trị bằng Thu*c, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng, để giúp người bệnh không bị tái phát. Người bị kiêng ăn gì">sỏi thận kiêng ăn gì? Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi. Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất (80-90%) là sỏi calci, gồm calci oxalate, calci phosphat và calci oxalate phosphat.

Dưới đây là những điều cần ghi nhớ về chế độ ăn mà các bác sĩ luôn lưu ý với người bệnh.

Ăn ít thịt động vật Người bệnh sỏi thận trong quá trình điều trị nên chú ý hạn chế ăn những món như: thịt bò, thịt dê...Ngoài ra cần hạn chế ăn những món thịt khác.

Ăn thực phẩm chứa ít muối. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.

Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate Người bị bệnh sỏi thận nên giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều oxalate, bao gồm các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sôcôla, cà phê và trà đặc. Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là "tòng phạm" gây nên sỏi thận. Ví như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất.

Hạn chế muối và mỡ Nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.

Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin Đó là những thực phẩm như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…

Hạn chế uống rượu

Người bệnh sỏi thận nên hạn chế uống rượu vì uống rượu nhiều rất dễ gây sỏi thận. Uống rượu sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất và độ kiềm trong môi trường cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

Mangyte.vn
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguoi-bi-soi-than-kieng-an-gi-2099.html)

Tin cùng nội dung

  • Sỏi thận có thể gây bế tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận cấp, suy thận mãn tính, vỡ thận.
  • Sỏi đường tiết niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn,
  • Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận.
  • Những cơn đau quặn thận và nước tiểu đỏ khiến bạn lo lắng mình sắp bị suy thận.
  • Suốt 28 năm qua, anh Hoàng Thọ Mạnh, ở thôn Minh Đán 1, xã Hưng Vũ (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) đã dùng bài Thuốc trị sỏi thận gia truyền chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người.
  • Kích thước sỏi từ 10 - 20 mm, bệnh nhân yên tâm điều trị bằng phương pháp nội soi (Ultra-mini NLPC) rất hiệu quả giúp rút ngắn thời gian và giảm đau cho người bệnh.
  • Suốt 3 tháng, ông Minh, 56 tuổi (Hà Nội) thấy đau ở bộ phận Sinh d*c, nhất là khi quan hệ. Thậm chí đi tiểu ra cả cục máu.
  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY