Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người cao tuổi cần làm gì để nâng cao sức đề kháng khi được khuyến cáo không nên ra khỏi nhà để phòng ngừa COVID-19?

MangYTe – Người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính là những đối tượng ưu tiên trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương khuyến cáo, nhóm đối tượng này không ra ngoài khi không thật sự cần thiết.

Việt Nam hiện có hơn 11 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi 6,8 bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn từng nhấn mạnh, khi mắc COVID- 19, nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn biến tăng nặng sẽ tập trung vào nhóm người cao tuổi, người bệnh lý nền hoặc cơ địa, thể trạng béo phì…

Khi mắc COVID- 19 sẽ suy giảm sức đề kháng khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với bệnh nhân khác. Khi bị virus tấn công sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và cả các cơ quan nội tạng, gây suy các cơ quan, giảm chức năng dẫn tới bệnh nặng hơn.

Thực tế cũng cho thấy, số bệnh nhân diễn tiến nặng và Tu vong vì COVID-19 trên thế giới cũng như tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở người cao tuổi, người có bệnh lý nền nặng.

Do đó, việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe, chủ động phòng bệnh đối với người cao tuổi trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 là vô cùng quan trọng.

Việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe, chủ động phòng bệnh đối với người cao tuổi trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 là vô cùng quan trọng. Ảnh minh họa

Các chuyên gia nhận định, phòng ngừa lây nhiễm bệnh COVID-19 không chỉ giúp phòng tránh lây lan bệnh ở một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, làm giảm tỷ lệ mắc và Tu vong chung và còn góp phần trì hoãn đỉnh dịch, tránh nguy cơ quá tải cho hệ thống y tế khiến cho dịch bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, Chính phủ và ngành Y tế luôn coi người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính là đối tượng ưu tiên trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhóm đối tượng này được khuyến cáo không ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Vậy, người cao tuổi cần làm gì để nâng cao sức đề kháng, hạn chế biến chứng của bệnh tật trong thời gian thực hiện phòng dịch tại nhà?

Với những người cao tuổi có vấn đề về sức khoẻ, nếu nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế xã, phường. Dùng Thu*c đúng liều lượng chỉ định. Trường hợp thực sự cần thiết mới nên tới các cơ sở y tế, ví dụ như các trường hợp cấp cứu, bệnh nặng cần theo dõi và điều trị.

Nếu có việc cần thiết phải ra ngoài, người cao tuổi nên tránh nơi tập trung đông người ở không gian hẹp, nên sử dụng khẩu trang, giấy khô đề phòng ho, khạc, nước sát khuẩn nhanh để vệ sinh tay thường xuyên.

Về chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi, ngoài chế độ dinh dưỡng dành cho các bệnh lý mãn tính như: đái tháo đường, tăng huyết áp... để phòng chống đợt dịch bệnh này, người cao tuổi phải ăn uống đủ chất, đảm bảo được các chất dinh dưỡng nhiều kalo, năng lượng, rau xanh và các loại vitamin, khoáng chất cần thiết.

Theo BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người cao tuổi luôn phải đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày, ăn nóng, thức ăn nên luộc, hấp nấu chín mềm. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày. Người cao tuổi nên uống nước ấm, từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày, không đợi khi khát mới uống vì nhiều người cao tuổi không còn cảm giác khát nước.

Ngay cả khi không ra ngoài, người cao tuổi vẫn nên duy trì chế độ luyện tập đều đặn. Theo TS.BS Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ, (Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM), người cao tuổi có thể tham khảo các bài tập thể dục trên truyền hình, thái cực quyền, yoga, thể dục nhịp điệu hay các bài tập thể dục khác tùy theo khả năng và lời khuyên của bác sĩ điều trị. Nếu sống tại chung cư, người cao tuổi có thể tận dụng phòng khách vào sáng sớm, mở cửa ban công để lấy ít nắng nhẹ, gió mát buổi sớm và thoáng khí.

Nếu không có ban công hoặc sân vườn, việc tập thể dục vào buổi sáng hoặc chiều mát tầm 30 - 45 phút mỗi ngày vẫn có tác dụng tốt. Nên tìm nơi vắng người, thoáng đãng, khoảng cách ít nhất 2m giữa mỗi người để làm giảm nguy cơ tiếp xúc với virus gây bệnh.

Ngoài ra, làm các công việc nhà, lên xuống cầu thang, chăm sóc cây cảnh cũng là các bài tập thể dục đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả. Về đêm, người cao tuổi có thể tham khảo các bài tập xoa bóp, yoga tại giường nhẹ nhàng.

Ngoài ra, môi trường sống của người cao tuổi cũng cần thông thoáng, thường xuyên mở cửa sổ, song cũng cần tránh gió lùa trực tiếp. Nhà cửa nên thường xuyên vệ sinh, khử trùng, nhất là các nơi, bề mặt vật dụng tiếp xúc thường xuyên như: Phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, tay nắm cửa…

Và một điều cũng rất quan trọng, người cao tuổi cũng nên chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần, không hoang mang lo lắng trước tình hình dịch bệnh. Giữ tinh thần lạc quan cùng lối sống lành mạnh để phòng tránh dịch COVID-19.

N.Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/nguoi-cao-tuoi-can-lam-gi-de-nang-cao-suc-de-khang-khi-duoc-khuyen-cao-khong-nen-ra-khoi-nha-de-phong-ngua-covid-19-20200820223052029.htm)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY