Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Người cao tuổi nên tập thể dục môn gì để duy trì sức khỏe?

Để có sức khỏe tốt, người cao tuổi (NCT) cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý và vận động cơ thể thường xuyên, trong đó đi bộ đóng một vai trò quan trọng.
Đi bộ có ích lợi gì với NCT?

Về cơ bản, mọi hình thức vận động đều làm tăng sự lưu thông khí huyết, trong đó đi bộ là hình thức thông dụng, dễ thực hiện và không tốn kém. Đi bộ thích hợp với hầu hết các lứa tuổi từ trẻ em đến NCT và tốt cả với những người có bệnh mạn tính. Nó làm cho khí huyết lưu thông, tăng tuần hoàn máu, tăng dẻo dai thành mạch, điều hòa huyết áp (có lợi cho cả người bị huyết áp thấp hoặc tăng huyết áp nếu thực hiện đều đặn, đúng phương pháp); cải thiện triệu chứng ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn, không muốn ăn, không thèm ăn, táo bón,... ở người bị rối loạn tiêu hóa; giúp NCT tăng mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương, hạn chế thoái hóa xương khớp và làm tăng tính dẻo dai của dây chằng, bao khớp, cơ bắp. Đi bộ giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, hạn chế xơ vữa động mạch, giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim Ngoài ra, nó còn giúp tăng chuyển hóa đường ở các cơ bắp làm hạn chế tăng đường huyết ở người có nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2 và giảm béo phì. Đi bộ đều đặn, đúng phương pháp làm cho máu lưu thông nhịp nhàng, máu lên não ổn định góp phần hạn chế lão hóa, teo não, suy giảm trí nhớ. Thực tế cho thấy, hầu hết NCT có thói quen đi bộ đều đặn sẽ cảm thấy ăn ngon, ngủ ngon giấc, tinh thần sảng khoái, sức khỏe tốt hơn, thấy bản thân có ích hơn cho gia đình và xã hội.

Đi bộ không phải là cách vận động tốt nhất cho tất cả NCT

Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng người mà hãy chọn cho mình một hình thức đi bộ hợp lý nhất. Với người tuổi cao nhưng còn khỏe có thể đi bộ kết hợp với hít thở, tay vung ngang ngực và bước đi nhịp nhàng. Với người tuổi cao, sức khỏe yếu có bệnh mạn tính (tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp, đái tháo đường, bệnh hô hấp,...) nên đi bộ chậm, có công cụ hỗ trợ (gậy hoặc người nhà giúp đỡ), nên đi trong sân, trong vườn, trong nhà hoặc trong ngõ, tốt nhất là có người hỗ trợ và khi thấy đã hơi mệt, cần nghỉ và không được gắng sức, sẽ bất lợi.

Không nên đi bộ vào lúc trời đang mưa, lạnh, rét hoặc nắng gắt. Không nên đi bộ ở nơi bụi bặm, xe cộ qua lại nhiều, không nên đi bộ khi mặt trời chưa mọc hoặc khi mặt trời đã lặn, nên vào khoảng 7-9 giờ sáng và 16-18 giờ chiều khi còn ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày trung bình đi bộ khoảng 60 phút chia làm 2-3 lần là vừa phải. Khi đi bộ nên mặc quần áo mỏng (mùa hè), quần áo ấm nhưng không chật, bó sát người (mùa lạnh), đội mũ rộng vành, đi giày vải đế bằng. Không nên dắt tay nhau cùng đi bộ và không nên nói chuyện mà tập trung vào hơi thở và bước đi, nhìn về phía trước, quan sát xung quanh (khi ra ngoài đường). Những người đã bị tai biến có di chứng liệt hoặc kèm theo suy giảm trí nhớ không nên đi bộ ra đường mà nên đi bộ trong nhà, trong sân và nên có người người giám sát, giúp đỡ.

Ai không nên đi bộ?

Không phải bất kỳ NCT nào cũng nên đi bộ. Người đang mắc bệnh cấp tính (nhiễm khuẩn, viêm khớp cấp, huyết áp đang tăng cao, đau tức ngực, đang lên cơn hen suyễn, mệt mỏi nhiều...); người bị suy giãn tĩnh mạch chân, phù chân, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm hoặc thoái hóa, gai gót chân, cổ chân, bàn chân không nên đi bộ. Trong thực tế, có không ít NCT bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp cổ chân vẫn cứ đi bộ hàng ngày, do vậy, bệnh càng nặng thêm.

(BS. Đặng Bảo Linh)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nguoi-cao-tuoi-nen-tap-the-duc-mon-gi-de-duy-tri-suc-khoe-n108876.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY