Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Người dân Australia càn quét các siêu thị mua thực phẩm trong mùa dịch Covid-19 nhưng lại bỏ qua thịt kangaroo

Sau khi bang Victoria ban bố tình trạng dịch Covid-19 vào ngày 2/8, người dân bắt đầu đổ xô đến các siêu thị để mua đồ ăn. Tuy nhiên, đa số họ lại không lựa chọn thịt kangaroo.

Theo thông tin trên trang News.com.au, thủ hiến bang Victoria đã ban bố tình trạng bệnh dịch và áp đặt lệnh giới nghiêm đối với thành phố Melbourne. Các biện pháp phòng dịch mạnh tay được đưa ra đang khiến nhiều người bất ngờ, tạo tâm lý mua sắm thực phẩm tích trữ.

Nhiều bức ảnh trên Facebook, Instagram và Twitter cho thấy quầy thịt lợn tại các siêu thịt lớn đều trống trơn nhưng chỗ để thịt kangaroo vẫn đầy ắp. Người dân có vẻ không muốn thay thế thịt lợn bằng các loại thịt khác như kangaroo hay gà tây.

Người dân Australia càn quét các siêu thị mua thực phẩm trong mùa dịch Covid-19 nhưng lại bỏ qua thịt kangaroo - Ảnh 1.

Ảnh: @gerryhanna.

Người dân Australia càn quét các siêu thị mua thực phẩm trong mùa dịch Covid-19 nhưng lại bỏ qua thịt kangaroo - Ảnh 2.

Ảnh: @usernameedit465.

Nhà báo Marty McCarthy của ABC News cũng đã đăng tải lên trang cá nhân bức ảnh về một gian hàng thịt tại chuỗi siêu thị Woolworths ở Abbotsford, Melbourne. Anh miêu tả rằng lượng thịt còn lại ở gian hàng này vô cùng ít ỏi.

Người dân Australia càn quét các siêu thị mua thực phẩm trong mùa dịch Covid-19 nhưng lại bỏ qua thịt kangaroo - Ảnh 3.

Ảnh: @martymccarthy1.

Trong khi đó, một bức ảnh khác của News Corp Australia cũng cho thấy kệ thịt ở một siêu thị bị khách hàng "quét" gần sạch, trừ phần gà nguyên con vẫn còn khá dồi dào.

Người dân Australia càn quét các siêu thị mua thực phẩm trong mùa dịch Covid-19 nhưng lại bỏ qua thịt kangaroo - Ảnh 4.

Ảnh: @newscorpaustralia.

Chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Edith Cowan - ông Flavio Macau - nhận xét: "Người dân đổ xô đi mua thịt không phải vì cần thiết mà vì họ sợ hết thịt".

Theo giới chuyên gia ngành thực phẩm, khi áp dụng các biện pháp hạn chế, nhiều nhà máy sản xuất thịt dù vẫn mở cửa nhưng phải cắt giảm số lượng nhân viên. Điều này đồng nghĩa với sản lượng thịt sẽ trở nên khan hiếm hơn đối với bang.

Để giải quyết nhu cầu mua sắm không đồng đều, nhiều siêu thị đã giới hạn lượng thịt và loại thịt mà mỗi khách hàng được mua. Thậm chí, ở chuỗi siêu thị Woolworths còn có những hạn chế nghiêm ngặt hơn, với giới hạn hai gói cho mỗi khách hàng đối với thịt lợn, thịt cừu, thịt bò và thịt gà, cũng như giới hạn 1kg đối với hàng hóa nhỏ và các loại gia cầm.

Người dân Australia càn quét các siêu thị mua thực phẩm trong mùa dịch Covid-19 nhưng lại bỏ qua thịt kangaroo - Ảnh 5.

Ảnh: @abcnews.

Người dân Australia càn quét các siêu thị mua thực phẩm trong mùa dịch Covid-19 nhưng lại bỏ qua thịt kangaroo - Ảnh 6.

Ảnh: @sumbumszn.

Giám đốc điều hành của chuỗi siêu thị Coles - ông Matt Swindells - cho rằng giới hạn sức mua là giải pháp giúp bang Victoria không bị khan hiếm lương thực trong 6 tuần phong tỏa sắp tới. "Người dân sẽ dần lấy lại sự bình tĩnh và vượt qua cuộc khủng hoảng này. Khi dịch Covid-19 mới bùng phát, chúng ta cũng bị khan hiếm giấy vệ sinh song mọi thứ đều đã ổn thỏa", ông Swindells chia sẻ.

Thành phố Melbourne thuộc bang Victoria đang là điểm nóng về dịch. Bang này ghi nhận gần 12.000 ca nhiễm và hơn 136 ca Tu vong vì Covid-19. Theo Worldometers, tính đến ngày 4/8, Australia có tổng cộng 18.300 ca nhiễm và 221 ca Tu vong.

Nguồn: News.com.au.

Theo Báo dân sinh

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/nguoi-dan-australia-can-quet-cac-sieu-thi-mua-thuc-pham-trong-mua-dich-covid-19-nhung-lai-bo-qua-thit-kangaroo-20200809144350386.chn)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY