12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Người đàn ông đầu tiên ở Việt Nam tái nhiễm sau gần 1 năm mắc COVID-19, chuyên gia nói gì?

Ngày 7/9 vừa qua, Hà Nội công bố ca mắc mới là người đàn ông tên N.T.P (53 tuổi, trú tại Nghĩa Đô, Cầu Giấy). Điều đáng nói là ông P. có tiền sử nhiễm COVID-19 vào ngày 8/11/2020 ở Nga. Đây có thể là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam tái nhiễm COVID-19.

Trước đó, ngày 3/9, ông P. đi tiêm vaccine tại Trung Liệt. Đến ngày 6/9, ông P. đưa người nhà đi khám ở phòng khám đa khoa Medlatec Tây Hồ, tại đây ông được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính COVID-19. Được biết, vào trưa 31/8, tại con ngõ nơi ông P. sinh sống ghi nhận trường hợp mắc COVID-19.

Người đàn ông tái nhiễm COVID-19 sau gần 1 năm khỏi bệnh.

Hiện tại ông P. không có triệu chứng, kết quả xét nghiệm cho thấy tải lượng virus của người đàn ông này ở thời điểm phát hiện dương tính là rất thấp. Tuy nhiên, việc một người nhiễm COVID-19 đã khỏi bệnh, chỉ 10 tháng sau lại tái nhiễm khiến nhiều người lo lắng và đặc biệt thu hút sự chú ý của giới chuyên gia.

Liên quan đến trường hợp này, bác sĩ Trương Hữu Khanh Cố vấn chuyên môn khoa nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho rằng, việc 1 người tái dương tính là rất hiếm gặp. Trường hợp của ông P, bác sĩ Khánh cho rằng có 3 vấn đề cần làm rõ như sau:

Thứ nhất, trong lần đầu xác định PCR có khẳng định 100% bệnh nhân đương tính COVID-19, không bị lẫn mẫu không. Lần 1 dương tính đã xét nghiệm kháng thể sau nhiễm chưa.

Thứ hai, hiện ca bệnh này đã được xác định bằng phương pháp PCR chưa hay chỉ mới test nhanh và phải cấy virus mới có thể khẳng định chắc chắn là tái nhiễm.

Thứ ba, bác sĩ Khanh cho rằng, trên thế giới rất hiếm trường hợp bị nhiễm lại. Với trường hợp của ông P., bác sĩ đặt giả thuyết người này trước đó dương tính giả hoặc hiện tại là dương tính giả thay vì khẳng định tái nhiễm COVID-19.

Có ý kiến cho rằng việc 1 người nhiễm các biến thể khác nhau là chuyện bình thường và điều đó lý giải cho vấn đề tái nhiễm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, trường hợp tái nhiễm này là do cơ thể người bệnh chưa phát triển đầy đủ các kháng thể đặc hiệu với virus Sars-Cov-2 hoặc âm tính giả lần 1 cũng là một khả năng gây tái nhiễm. Với nhiều biến thể khác nhau của virus thì việc bệnh nhân nhiễm lại là hoàn toàn có thể xảy ra. Có thể trước đó bệnh nhân nhiễm biến thể khác, và hiện tại là nhiễm biễn thể Delta thì cũng không có gì quá ngạc nhiên.

Thông thường, cơ chế sẽ là, khi virus lần đầu vào cơ thể, cơ thể sẽ chiến đấu và sản sinh ra các kháng thể đặc hiệu với con virus này. Lần sau, khi virus vào lần nữa, cơ thể sẽ nhớ và dùng kháng thể này để tiêu diệt. Đây cũng là lý do chúng ta dùng vaccine để ngừa bệnh.

Tuy nhiên, trong quá trình tạo đủ kháng thể đặc thù, có thể sẽ mất vài tuần cho đến vài tháng. Nếu bệnh nhân ở vùng dịch nơi có mật độ virus cao thì khả năng tái nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra do cơ địa bệnh nhân chưa sản xuất đủ kháng thể đặc hiệu.

Hiện tại vẫn chưa có kết luận cụ thể về trường hợp tái nhiễm của ông P. Tuy nhiên, việc tái nhiễm COVID-19 này có thể sẽ là một mối lo ngại mới trong thời gian tới?

Xem thêm:

Tổ chức Y tế Thế giới WHO ‘vạch mặt thủ phạm’ khiến đại dịch COVID-19 kéo dài

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nguoi-dan-ong-dau-tien-o-viet-nam-tai-nhiem-sau-gan-1-nam-mac-covid-19-chuyen-gia-noi-gi-32009/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY