12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Người đàn ông phải cắt cụt chân sau khi ngâm nước nóng, những người này tuyệt đối không ngâm chân

Sau khi ngâm chân, chân của người đàn ông bị hoại tử khiến ông phải cắt cụt chân nhưng nguyên nhân sâu xa phía sau mới là điều nhiều người kinh ngạc nhất.

Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ quả thực là một cảm giác rất tuyệt vời và thoải mái. Không chỉ vậy, việc này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, ông Vương ở Thái Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc mới đây đã phải cắt cụt chân trái chỉ vì thói quen ngâm chân trước khi ngủ.

Cụ thể, cách đây vài ngày, ông Vương bị bỏng do ngâm chân với nước quá nóng. Ông Vương chẳng mảy may quan tâm và chỉ băng bó qua loa tại nhà, vì nghĩ rằng đây chỉ là một vết bỏng nhẹ.

3 ngày sau, chân của ông bắt đầu đỏ lên, da ở bàn chân cũng tối màu hơn nhưng ông Vương vẫn lờ đi. Một tuần sau, toàn bộ chân trái của ông Vương chuyển sang màu đen và lúc này ông mới tới bệnh viện để kiểm tra.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết ông Vương bị nhiễm trùng, bàn chân đã bị hoại tử và để cứu mạng ông, bác sĩ buộc phải cắt cụt chân trái của ông. Ở bàn chân phải cũng có một ngón chân bị hoại tử.

Chia sẻ về nguyên nhân khiến ông Vương bị hoại tử, bác sĩ cho biết điều này là do ông Vương mắc bệnh tiểu đường lâu năm. Trong khi đó, ở những người mắc bệnh tiểu đường, các dây thần kinh ngoại biên thường không nhạy cảm, làm người bệnh không cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước, khiến da bị tổn thương.

Cùng với khí hậu mùa đông, việc này có thể gây co thắt mạch máu, khô da và làm biến động lượng đường trong máu. Bất kỳ kích ứng nào từ bên ngoài đều có thể gây loét và nhiễm trùng ở bàn chân.

Những ai không thích hợp để ngân chân?

1. Người mắc bệnh tim mạch

Người mắc bệnh tim mạch không nên ngâm chân quá 10 phút và nhiệt độ nước chỉ nên dao động từ 40-45 độ C. Bởi nếu ngâm chân ở nhiệt độ cao và kéo dài sẽ rất dễ khiến các mao mạch giãn nở, làm tăng tốc lưu thông máu. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và có thể khiến bệnh tình nặng hơn.

2. Người bị giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch là do suy van tĩnh mạch. Tăng nhiệt độ ở bàn chân sẽ làm tăng lưu lượng máu cục bộ, đẩy nhanh sự biến đổi ở các mạch máu, làm tăng gánh nặng cho tĩnh mạch.

Sau đó, việc này còn có thể làm cho các tĩnh mạch giãn nở hơn nữa, khiến tình trạng tắc nghẽn ở chi dưới trầm trọng hơn. Có khả năng bàn chân sẽ sưng lên và cảm thấy nặng nề sau khi ngâm chân bằng nước nóng.

3. Vận động viên và người mắc bệnh ngoài da

Nhiều người lầm tưởng rằng ngâm chân bằng nước nóng sẽ rất tốt cho các vận động nhưng thực tế điều này có thể gây ra nhiễm trùng thứ cấp. Đối với các vết thương bị loét, ngâm chân bằng nước nóng còn khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Cách tốt nhất là giữ cho các vết thương hở khô và thoáng.

Ngoài ra, người bị mụn rộp bàn chân, bệnh chàm hay bệnh ngoài da khác cũng không nên ngâm chân bằng nước nóng. Bởi một khi ngâm chân, da có thể bị khô, nứt nẻ, mụn rộp bị vỡ ra, gây nhiễm trùng

4. Trẻ em

Nếu chân của trẻ không quá lạnh, không cần thiết phải ngâm nước ấm. Thường xuyên ngâm chân trẻ sẽ làm giãn dây chằng, không có lợi cho sự phát triển của bàn chân. Không chỉ vậy, nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàn chân phẳng ở trẻ.

Lưu ý 3 không khi ngâm chân

1. Không ngâm chân ngay sau bữa ăn

Sau bữa ăn, dạ dày cần được cung cấp nhiều máu hơn để tiêu hóa thức ăn. Ngâm chân sau ăn khiến máu được dẫn tới các bộ phận khác của cơ thể, gây ra tình trạng khó tiêu. Duy trì thói quen này lâu dài sẽ khiến dạ dày gặp vấn đề. Tốt nhất bạn nên ngâm chân sau khi ăn 1 giờ.

2. Không để phân tâm khi ngâm chân

Nhiều người thường xem ti vi, đọc sách, đọc báo,... khi ngâm chân nhưng thói quen này thực chất lại gây hại cho sức khỏe. Nguyên nhân là do khi xem tivi, đọc sách,... bạn cần tập trung năng lượng, khiến não cần được cung cấp máu nhiều hơn và điều này khiến đôi chân cảm nhận kém hơn về nhiệt độ. Bạn nên nghe nhạc nhẹ khi ngâm chân để thư giãn tinh thần.

3. Không ngủ ngay sau khi ngâm chân

Ngâm chân trước khi đi ngủ là lựa chọn của nhiều người, vì đa số chúng ta đều cho rằng cơ thể sẽ ấm lên khi ngâm chân. Tuy nhiên, sau khi ngâm chân, tốt nhất bạn nên dành thời gian để massage chân để nhiệt truyền đến toàn bộ cơ thể trước khi lên giường đi ngủ.

2 lưu ý khi ngâm chân

- Nhiệt độ: Nhiệt độ khuyến nghị để ngâm chân là 45 độ C.

- Thời gian: Ngâm chân quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe nên thời gian để ngâm chân thích hợp là từ 20-25 phút mỗi lần.

Khi ngâm chân bạn có thể cho vài lát gừng, quế hoặc ngải cứu vào nước để ngăn ngừa cảm lạnh, cải thiện chức năng của phổi.

Hà Phương

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nguoi-dan-ong-phai-cat-cut-chan-sau-khi-ngam-nuoc-nong-nhung-nguoi-nay-tuyet-doi-khong-ngam-chan-28443/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY