Ở châu âu, phần lan được xem là một “gã khổng lồ về rừng”. ước tính trung bình diện tích rừng trên đầu người ở phần lan cao hơn gấp 16 lần so với phần đông các nước châu âu khác. dù vậy, qua quá trình khai thác ồ ạt để phát triển kinh tế, cũng như sự tác động của các cuộc chiến tranh, đất rừng ở nước này có xu hướng bị thu hẹp. tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 20, chính phủ phần lan đã tập trung phát triển trữ lượng rừng và bảo vệ rừng.
Trong một trăm năm qua, tài liệu nghiên cứu về rừng ở phần lan thuộc vào hàng nhiều nhất châu âu, thể hiện sự quan tâm của giới chuyên môn và giới chức nước này về rừng. kể từ những năm 1920, rừng phần lan, đặc biệt các loại cây lấy gỗ, đã được kiểm kê và giám sát theo nhiều phương pháp khác nhau. hệ thống kiểm kê rừng hiện hành của phần lan đang sử dụng kết hợp khoảng hơn một trăm biến số, không chỉ kiểm kê về khối lượng và tài nguyên gỗ mà còn các vấn đề khác như đất, lớp phủ thực vật, sức khoẻ cây cối…
Rất ít những người dân và du khách thông thường đi dạo trong một khu rừng bất kỳ ở phần lan có thể nhận ra hệ sinh thái xung quanh họ được theo dõi, ghi chép và thống kê chính xác đến như vậy. trong những thập kỷ gần đây, trữ lượng cây gỗ rừng gia tăng hàng năm vượt quá trữ lượng cây gỗ rừng được khai thác hoặc ch*t bởi nguyên nhân tự nhiên, khiến cho diện tích rừng nước này ngày càng được mở rộng. các nguy cơ cháy rừng và các thiên tai khác đã được các nhà quản lý dự đoán và chuẩn bị ngăn chặn hoặc đối phó từ sớm.
Phần Lan là quốc gia có nhiều rừng nhất châu Âu |
Tuy nhiên, rừng nguyên sinh ở phần lan lại đang bị thu hẹp bởi hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp. đơn cử, những người làm nghề rừng đã ưa chuộng các loài cây lá kim, đặc biệt là thông, hơn hẳn các loài khác. do vậy, những thế hệ những cây thông già nhất đã dần bị đốn hạ và rừng nhìn chung trở nên trẻ hoá. các khu rừng dần bị chia cắt nhiều hơn bởi các con đường giao thông và khu dân cư, khu công nghiệp. dù vậy các khu dân cư có xu hướng sống hoà quyện với thiên nhiên núi rừng, tìm kiếm các giải pháp sinh kế dựa trên thiên nhiên, thay vì tàn phá nó để kinh doanh, sinh sống.
Tâm lý như vậy có thể được giải thích từ các quy định về quyền sở hữu rừng tại phần lan. mặc dù nhà vua đã tuyên bố vào thế kỷ 16 rằng tất cả các khu vực hoang vu không có người ở trong nước đều thuộc về hoàng gia, nhưng trên thực tế phần lớn đất đai sau đó được trao lại cho các điền trang. đến nay, tư nhân sở hữu gần 60% rừng phần lan và 1/5 dân số quốc gia này thuộc gia đình sở hữu rừng. quy mô trung bình của một khu rừng tư nhân là 30 ha.
Sở dĩ nói rừng như sinh mệnh của phần lớn người phần lan bởi vì lâm nghiệp gia đình là nền tảng của lâm nghiệp nước này. ba phần tư số nguyên liệu gỗ được sử dụng trong ngành công nghiệp đến từ các khu rừng tư nhân. quyền sở hữu được phân chia trong cộng đồng dân cư, thông thường cứ 5 gia đình phần lan thì cùng sở hữu một hoặc nhiều khu rừng.
Do mọi người tự chăm sóc và chặt đốn cây của mình, phần lớn rừng ở phần lan tuy không được nhà nước sở hữu và quản lý thống nhất nhưng những nhà quản lý tư nhân đều tự ý thức về việc tuân thủ các quy định về bảo vệ rừng. trên thực tế, lợi nhuận mà các chủ sở hữu tư nhân thu được từ các dịch vụ từ rừng còn vượt xa thu nhập từ việc bán gỗ. mở rộng hơn nữa, nền kinh tế phần lan phụ thuộc nhiều vào rừng và tình trạng tốt của hệ sinh thái rừng, bằng chứng là một phần ba thu nhập từ xuất khẩu của đất nước là từ rừng.
Đối với nhiều người dân, rừng còn là quê hương, nơi nuôi dưỡng tuổi thơ ấu của họ, nơi họ lớn lên, trưởng thành và ra đi, khiến họ luôn mong muốn bảo tồn những khu rừng này ở trạng thái tự nhiên nhất có thể.
Các giá trị khác từ rừng ngoài sản xuất gỗ cũng được đề cập trong chính sách quốc gia về rừng vào những năm 1990, đó chính là hệ sinh thái đa dạng các loại hoa, quả, nấm, thú rừng… chính phủ phần lan luôn hướng tới các giải pháp bảo tồn rừng bền vững. quan trọng nhất phải kể đến chương trình rừng quốc gia của phần lan (nfp), được chính phủ phê duyệt vào tháng 3 năm 1999. đây được coi là chính sách về rừng toàn diện nhất của phần lan cho đến tận bây giờ.
Chương trình này công nhận các khía cạnh kinh tế, sinh thái, xã hội và văn hóa của việc khai thác bền vững rừng. Ngoài nhu cầu quốc gia, NFP còn đáp ứng các yêu cầu mới của chính sách lâm nghiệp quốc tế. Chương trình NFP trao quyền cho các cộng đồng dân cư được tham ra vào quá trình ra quyết định về định hướng bảo tồn rừng, trong khuôn khổ các định hướng phát triển lâm nghiệp của từng khu vực.
Mục tiêu của NFP là tăng mức tiêu thụ gỗ nội địa hàng năm của ngành, đồng thời tăng giá trị xuất khẩu của ngành chế biến gỗ và cung cấp nguyên liệu gỗ cho ngành sản xuất năng lượng. Bên cạnh đó, Nhà nước phối hợp với các công ty và doanh nghiệp lâm nghiệp đảm bảo các điều kiện cạnh tranh công bằng trong ngành lâm nghiệp trong nước.
Trong nfp còn có chương trình môi trường cho lâm nghiệp nhằm đảm bảo quản lý sinh thái bền vững. nhà nước cung cấp kinh phí nghiên cứu trên các khu rừng tư nhân để đề xuất các chương trình bảo vệ rừng, dung hoà các khía cạnh kinh tế xã hội tại các khu vực miền nam phần lan, khu vực phía tây của tỉnh oulu và khu vực tây nam lapland. bên cạnh đó, nfp còn công nhận và thúc đẩy việc sử dụng và bảo vệ rừng kết hợp với khai thác bền vững rừng và các giá trị kinh tế, văn hoá, xã hội khác, bao gồm săn bắn, chăn nuôi tuần lộc, hái nấm rừng và quả mọng, truyền thống văn hóa, danh lam thắng cảnh, giải trí và du lịch…
Chi tiết về hệ sinh thái rừng được theo dõi, ghi chép và thống kê chi tiết |
Trong nhiều thập kỷ nay, phần lan đã tập trung vào sản xuất gỗ bền vững và bảo vệ sức khỏe của hệ sinh thái rừng, cũng như các khía cạnh văn hoá xã hội của cộng đồng dân cư sống gắn liền với rừng. trên nền tảng đó, nội dung các đạo luật quan trọng nhất áp dụng cho rừng, các hướng dẫn quản lý rừng từ những năm 1990 đều được sử dụng cho tới tận bây giờ.
Là một quốc gia thành viên của liên minh châu âu, phần lan tích cực tham gia vào các vấn đề liên quan đến rừng bởi nền kinh tế của đất nước phụ thuộc nhiều hơn vào rừng so với các nước thành viên khác. các chính sách và “kho tàng” nghiên cứu về rừng của phần lan đang là hình mẫu cho rất nhiều quốc gia trên thế giới tham khảo học tập để bảo vệ, bảo tồn các khu rừng của chính nước mình.
Đỗ Trang / Pháp luật Bốn phương
Chủ đề liên quan:
bảo vệ môi trường bảo vệ rừng baophapluat.vn người dân Phần Lan pháp luật việt nam quý rừng như sinh mệnh sinh mệnh trồng rừng