Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người đầu tiên ở Tây Ninh cấy ốc tai điện tử

Bé gái 4 tuổi là người đầu tiên tại Tây Ninh được cấy ốc tai điện tử điều trị điếc bẩm sinh, ngày 22/12.

Lúc bé 20 tháng tuổi, không nói được, bố mẹ đưa đi khám phát hiện bé bị điếc bẩm sinh. Hai tuổi, bé đeo máy trợ thính với công suất mạnh, ở cả hai tai.

Từ khi đeo máy trợ thính, bé bắt đầu thay đổi hành vi, như đứng im khi nghe có ai gọi, mấp máy môi bắt chước theo. tuy nhiên khả năng nghe, nói không cải thiện nhiều, chỉ tương đương với trẻ hơn một tuổi. bé phản ứng với âm thanh trong môi trường xung quanh lúc có, lúc không, chỉ nhạy hơn với âm trầm như tiếng trống. phương án điều trị cuối cùng, tốt nhất, là cấy ốc tai điện tử cho trẻ.

Ca phẫu thuật do các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Xuyên Á Tây Ninh, thực hiện. Các phẫu thuật viên mổ hở một đường dài khoảng 6 cm, phía sau tai phải, đưa toàn bộ chuỗi điện cực, chỉ nhỏ 0,4 mm vào trong ốc tai, với mức độ an toàn vô trùng tuyệt đối. Với chiếc điện cực này, bệnh nhân nghe được âm thanh từ mọi dải tần số khác nhau, bác sĩ Nguyễn Kim Tưởng, trưởng khoa Tai Mũi Họng cho biết.

Ca cấy ốc tai điện tử thành công, mở ra cơ hội nghe nói bình thường cho cô bé 4 tuổi. ảnh: bệnh viện cung cấp.

Sau khi đặt điện cực ốc tai, "các chỉ số kiểm tra hoạt động của tất cả các điện cực và đáp ứng thần kinh của bé đều rất tốt", bác sĩ Tưởng nói. Ca phẫu thuật thành công, được các bác sĩ đánh giá đã "mở ra một bước ngoặt mới" trong cuộc đời của bệnh nhi.

Hiện, vết mổ đã khô, ổn định. Bé khỏe mạnh, sinh hoạt, vui chơi trở lại. Dự kiến 3 đến 5 ngày tới sẽ được xuất viện. Một tháng sau, bé sẽ quay lại bệnh viện để khởi động máy chính thức và gắn bộ phận bên ngoài kết nối bằng nam châm qua da đầu. Bệnh nhi cần khoảng hai năm để tập vật lý trị liệu, huấn luyện ngôn ngữ và tập nói để hòa nhập với cuộc sống. Tiên lượng bé sẽ nghe, nói gần như người bình thường, nếu tuân thủ đúng quy trình điều trị, tập luyện.

Em bé đầu tiên ở vĩnh long cấy ốc tai điện tử hai năm trước, khi 11 tuổi, hồi phục rất tốt. trước đó em đã có 7 năm đeo máy trợ thính, đã nghe nói được nhưng còn ngọng, phản xạ giao tiếp chậm. hiện, bé nói chuyện rõ ràng, thậm chí bé học tiếng anh và phát âm khá tốt.

Theo bác sĩ tưởng, giá của một điện cực ốc tai điện tử gần 600 triệu đồng, nhập khẩu từ pháp về, không thuộc danh mục bảo hiểm y tế chi trả. do đó, rất ít trẻ ở việt nam có điều kiện để cấy hai ốc tai điện tử cùng lúc. tuy nhiên, một chiếc ốc tai đủ đáp ứng âm thanh trong giai đoạn vàng trẻ học và phát triển ngôn ngữ đầu đời (1 đến 6 tuổi). vài năm sau, khi gia đình có điều kiện có thể lắp thêm bên còn lại để cân bằng âm thanh giữa hai tai, giúp trẻ nghe trọn vẹn hơn.

Ốc tai điện tử được cấy vào tai qua đường mổ hở, sau tai phải bệnh nhi. ảnh: bác sĩ cung cấp.

Cấy điện cực ốc tai là một kỹ thuật đang được thực hiện thường quy tại hệ thống bệnh viện xuyên á. bác sĩ tưởng thông tin, hiện tp hcm chỉ có khoảng 5 bệnh viện có thể thực hiện kỹ thuật này. các bác sĩ cần một tháng để chuẩn bị cho ca cấy ốc tai. nhưng gia đình bệnh nhi mất gần hai năm để chuẩn bị đủ chi phí chữa bệnh cho con. đây là ca cấy ốc tai điện tử đầu tiên được thực hiện và thành công tại tây ninh.

"Điếc bẩm sinh là căn bệnh không thể điều trị bằng Thu*c hay phẫu thuật sửa chữa khiếm khuyết", bác sĩ Tưởng nhấn mạnh.

Có ba phương án điều trị cho người bị điếc. thứ nhất là đeo máy trợ thính trọn đời. giá mỗi cặp máy, đeo ở hai tai dao động từ 80 đến 100 triệu đồng, tùy chất lượng máy và nhà sản xuất. chất lượng âm thanh ở mức trung bình, không trọn vẹn như âm thanh ngoài thực tế. thứ hai, cấy ốc tai điện tử, chi phí cao. bù lại, thiết bị mang đến âm thanh chân thực, đa dạng, được điều chỉnh phù hợp với tần số âm thanh của từng người sử dụng. hạn sử dụng của ốc tai điện tử lên tới 80 năm. điện cực gắn trọn đời ở trong tai. riêng bộ phận gắn bên ngoài có thể tháo lắp dễ dàng, khi trẻ tắm, ngủ, chống nước tốt. với những gia đình không có điều kiện kinh tế, trẻ điếc bẩm sinh phải chấp nhận cuộc sống không âm thanh.

Điếc bẩm sinh khiến hàng trăm ngàn trẻ em Việt Nam không thể nghe, nói. Theo thống kê, cứ 1.000 trẻ thì có ba đến năm trẻ bị điếc bẩm sinh. Những trẻ bị điếc nặng không thể học nói được, không thể phát triển ngôn ngữ, giao tiếp khó và còn bị nhiều hệ lụy về tâm lý khác, như tự kỷ, thường bồn chồn, lo lắng hoặc cáu kỉnh, lãnh đạm, tính khí thất thường...

Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị điếc càng được tầm soát sớm và điều trị kịp thời càng có khả năng phục hồi cao, nhất là dưới hai tuổi. Với những trẻ sinh non, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, mẹ bị bệnh trong khi mang thai... nên phải lưu ý kỹ hơn. Việc phát hiện muộn sẽ ảnh hưởng nhiều khả năng phát âm, giao tiếp so với bạn bè đồng trang lứa của bé.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nguoi-dau-tien-o-tay-ninh-cay-oc-tai-dien-tu-4210400.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY