Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người lớn làm hư trẻ bằng lì xì

Lì xì nhiều khiến trẻ hiểu sai về giá trị tiền bạc, lầm tưởng ai cho nhiều tiền thì yêu mình hơn, các chuyên gia tâm lý cảnh báo.

Gần một năm nhưng chị nguyễn thu phương, 37 tuổi ở mỹ đình (quận nam từ liêm) vẫn chưa quên câu chuyện vừa buồn vừa xấu hổ tết năm ngoái. khi về quê chồng ở nam định, vừa cho đứa cháu trai 8 tuổi, cậu bé lập tức mở phong bao rồi bĩu môi: "sao lại có 50.000 đồng? cô là người thành phố mà mừng ít thế". nói xong, cậu vứt luôn phong bao trước mặt người lớn, đút tiền vào túi, chạy đi. em trai 6 tuổi cũng ứng xử y hệt.

Hoá ra, họ hàng nhà chồng chị toàn 100.000 đồng. "họ toàn làm nông, không hiểu sao lại chịu chi thế? nhà cũng đâu ít trẻ con", chị phương nói. chị còn buồn vì những phong bao đẹp mà mình mất công chọn bị ném thẳng không thương tiếc.

Chị nguyễn minh ngọc 28 tuổi, nhân viên một công ty quảng cáo ở quận cầu giấy, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. tết 2019, chị bức xúc vì bị hai cháu con anh họ chê keo kiệt, dù đã 100.000 đồng mỗi đứa.

"nhà giàu, được bố mẹ mừng tuổi một - hai triệu nên chúng cũng mặc định người khác mừng tuổi như thế. chúng còn hỏi nhau xem được bao nhiêu tiền rồi và khen ông chú đến trước tôi nhiều hơn", chị ngọc nói, "thấy con như vậy, anh họ cũng chẳng góp ý, chỉ bảo chúng ra ngoài chơi".

Bố mẹ, lì xì quá nhiều có thể khiến trẻ có cái nhìn sai lệch về tiền bạc. ảnh: shutterstock.

Chị nguyễn thùy dương 30 tuổi (quận đống đa) từng chứng kiến cậu bé 5 tuổi, con chị gái mình, ăn vạ vì tiền không bằng các bạn khác.

"lúc đó, cháu tôi đang chơi cùng bốn đứa trẻ hàng xóm. tôi ngẫu nhiên cho cả nhóm, trong mỗi phong bao có một tờ tiền mệnh giá khác nhau", chị dương kể. "lũ trẻ mở phong bao ngay lập tức. thấy mình được 50.000 đồng trong khi có bạn được 100.000 đồng, cháu tôi gào lên, giãy đành đạch. chị tôi xấu hổ, phải đưa con vào nhà. năm phút sau, thằng bé chạy ra, cầm thêm tờ 50.000 đồng nữa, cười như nắc nẻ".

Theo phó giáo sư - tiến sĩ tâm lý trần thành nam, đại học giáo dục (đại học quốc gia hà nội), bản chất lì xì là lời chúc may mắn của đến trẻ con và lời chúc sức khỏe của người trẻ đến người già. ngày nay, tục lì xì bị biến tướng, vật chất hóa. "người ta chỉ coi trọng số tiền bên trong chứ không nhớ đến ý nghĩa lì xì nữa", ông nam nhận định.

Đồng quan điểm với ông nam, thạc sĩ tâm lý nguyễn tú an (hà nội) cho rằng, lì xì nhiều có thể khiến trẻ em nhìn nhận sai về giá trị tiền bạc, lầm tưởng tiền là biểu tượng của yêu thương và sức mạnh, ai cho mình nhiều tiền thì yêu mình hơn. trong một số trường hợp, nhất là những gia đình có bố mẹ "làm to", trẻ vô tình trở thành công cụ của nên dễ mất niềm tin vào người xung quanh. "những trẻ nhạy cảm có thể nhận ra khách tới nhà lì xì để lấy lòng bố mẹ chúng chứ không xuất phát từ tấm lòng", bà an lý giải.

còn dẫn đến mức mâu thuẫn không đáng có giữa những đứa trẻ với nhau. ngày nay, hiện tượng trẻ con so bì tiền mừng tuổi không hề hiếm. bà an còn từng gặp trường hợp một bé gái 14 tuổi ghét anh trai chỉ vì anh được mừng tuổi nhiều gấp đôi. "người lớn không giải thích, cô bé ấy tự hiểu rằng mình không được yêu quý bằng anh trai", vị chuyên gia nói.

Phó giáo sư nam cảnh báo thêm người lớn, nhất là bố mẹ, không nên dùng như phần thưởng cho trẻ nhỏ. ông phân tích: "nhiều nghiên cứu tâm lý học chỉ ra phần thưởng vật chất như chỉ tạo ra động cơ bên ngoài, khiến trẻ 'nhập vai' giả tạo để nhận thưởng chứ không thực sự thay đổi từ bên trong".

Để hạn chế sự biến tướng tiêu cực của tục lì xì, phó giáo sư nam gợi ý nên mừng tuổi con trẻ bằng hạt giống hoa, sách hoặc thời gian chơi đùa cùng nhau. "nghiên cứu não bộ chỉ ra phần thưởng bằng tiền chỉ làm sáng một vùng nhỏ trên não còn phần thưởng bằng hoạt động xã hội làm sáng nhiều vùng hơn", ông nam cho biết.

"Người lớn phải thay đổi trước tiên", thạc sĩ An nhấn mạnh. "Thay vì chỉ coi trọng số tiền, bạn hãy dạy trẻ ý nghĩa của lì xì. Ngoài ra, cũng nên tập thói quen chu đáo hơn, đừng đưa thẳng tiền mà hãy cẩn thận bỏ vào phong bì đỏ. Như thế, trẻ mới cảm nhận được sự trân trọng".

Theo Minh Trang/VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/gia-dinh/nguoi-lon-lam-hu-tre-bang-li-xi-20200120063923206.htm)
Từ khóa: gia đình

Chủ đề liên quan:

gia đình lì xì người lớn

Tin cùng nội dung

  • Rau ngót có nhiều acid amin, vitamin và chất khoáng vì vậy nó có tính bổ dưỡng cao. Người ta thường nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, giò sống trứng, tôm, cá đồng… bữa ăn gia đình, nhất là các cụ lớn tuổi, nên có thêm bát canh rau ngót.
  • Chúng ta không thể phủ nhận rằng người cao tuổi (NCT) là một vốn quý, một tiềm năng giàu có về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sống... tuy nhiên, sự đóng góp của NCT vẫn chưa được biết đến đầy đủ.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY