12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Người mắc hai bệnh này không nên ăn cháo, cẩn thận càng ăn nhiều bệnh càng nặng

Nhiều người biết rằng ăn cháo và ăn mì sẽ bổ dưỡng cho dạ dày, nhưng trên thực tế, uống cháo không phải là thần dược để chữa các bệnh về dạ dày. Vì thể trạng của mỗi người là khác nhau nên chỉ có hai loại người mới thực sự có thể dùng cháo để bồi bổ.

Hai loại người này uống cháo là bổ dưỡng nhất

1. Người bị đầy hơi, khó tiêu

Đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, cháo thực sự là một sản phẩm tốt để bồi bổ dạ dày. Vì khi uống nước cháo, về cơ bản dạ dày không cần phải co bóp để nghiền nát, đồng thời thúc đẩy quá trình tiết axit dịch vị, nâng cao khả năng tiêu hóa của dạ dày.

Đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, cháo thực sự là một sản phẩm tốt để bồi bổ dạ dày.

2. Người phục hồi sau phẫu thuật và ốm đau

Cháo là thức ăn lỏng, ăn vào sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày rất nhiều. Theo quan điểm của y học cổ truyền, cháo còn được dùng để bồi bổ cơ thể.

Vì lá lách và dạ dày là gốc thu nhận của cơ thể con người và là nguồn sinh khí, sinh huyết. Chỉ dưới sự hỗ trợ của lá lách và dạ dày, các loại thuốc mới có thể phát huy tác dụng của nó, nếu không, thuốc sẽ khó đạt được hiệu quả điều trị.

Người mắc 2 bệnh này nên ăn ít cháo

1. Người bị trào ngược dạ dày thực quản

Đối với một số bệnh nhân trào ngược dạ dày dễ bị ợ chua và trào ngược axit thì việc uống nước cháo có nguy cơ làm cho bệnh nặng hơn. Điều này là bởi, cháo tuy dễ tiêu hóa nhưng vì ở dạng lỏng nên dễ gây trào ngược, gây khó chịu.

Trên thực tế, những bệnh nhân này nên ăn thức ăn nửa lỏng hoặc rắn để tránh làm tổn thương thực quản.

Đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tiết quá nhiều axit dạ dày thì tần suất uống nước cháo cũng nên giảm bớt, để không kích thích tăng tiết axit dịch vị quá mức và làm bệnh nặng thêm.

2. Người bị bệnh tiểu đường

Chắc hẳn bạn đã trải qua tình trạng này. Bạn ăn một bát cháo vào buổi sáng để đi làm hoặc đi học, và sau đó cảm thấy luôn tràn đầy năng lượng trong hai giờ đầu tiên, nhưng khoảng 10 giờ, bụng bắt đầu cồn cào.

Người bệnh tiểu đường nên uống ít cháo, hoặc thêm một lượng ngũ cốc khi nấu cháo để làm chậm quá trình dao động lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Điều này không phải do cháo không đủ dinh dưỡng mà do cháo có đặc tính thúc đẩy quá trình tiêu hóa, dễ hấp thu.

Và vì cháo là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, đường huyết của cơ thể sẽ tăng nhanh sau khi ăn cháo. Vì vậy người bệnh tiểu đường nên uống ít cháo, hoặc thêm một lượng ngũ cốc khi nấu cháo để làm chậm quá trình dao động lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Có nhiều loại cháo khác nhau, đối với những người ở các lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau, việc uống cháo cũng có những điểm nhấn khác nhau.

Thanh thiếu niên và người lao động chân tay nên thêm một số loại hạt vào cháo để bổ sung protein như đậu phộng, óc chó băm nhỏ, hạt dưa….

Đối với người lớn tuổi, hãy cho thêm ngũ cốc và rau vào cháo để tăng cường bổ sung chất xơ, có lợi cho quá trình chuyển hóa chất béo và cholesterol.

Xem thêm: Hướng dẫn sơ cứu cơ bản ai cũng phải biết, nó có thể cứu sống trong thời điểm quan trọng

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nguoi-mac-hai-benh-nay-khong-nen-an-chao-can-than-cang-an-nhieu-benh-cang-nang-36281/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY