12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Người nhà cần làm gì khi F0 điều trị tại nhà khó thở, mất nhận thức, chưa kịp cấp cứu?

Hiện nay, nhiều trường hợp F0 không triệu chứng, không bệnh nền đã được cách ly y tế, theo dõi sức khỏe tại nhà nhằm giảm tải cho các cơ sở y tế. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có nhiều trường hợp F0 cách ly tại nhà nhưng diễn biến bệnh nặng rất nhanh và bất ngờ. Vậy người nhà cần làm gì khi F0 điều trị tại nhà khó thở, mất nhận thức, chưa kịp cấp cứu

Hiện nay, ngành y tế TP.HCM đang triển khai cho F0 cách ly và điều trị tại nhà khi có đủ các điều kiện cách ly tại nhà theo quy định. Ngoài lợi ích giảm tải cho cơ sở điều trị, việc này còn giúp giảm nhân lực y tế hậu cần và đỡ chi phí về kinh tế. Tuy nhiên khi điều trị tại nhà, F0 và người nhà cần biết tự theo dõi sức khỏe sát sao và chính xác, qua đó báo cho nhân viên y tế sớm nhất.

Cụ thể, trong phòng F0 nên dự trữ một số thuốc hạ sốt, nhiệt kế để sử dụng khi bác sĩ hướng dẫn. F0 cần theo dõi và phát hiện triệu chứng lâm sàng bao gồm: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và nồng độ oxy trong máu. Đây là những yếu tố bệnh nhân hoàn toàn có thể tự theo dõi thông qua quan sát hay một số trang thiết bị đơn giản. Ngoài ra, khi cơ thể có các biểu hiện như khó thở, nhịp thở tăng hay giảm, bệnh nhân cần nhanh chóng liên hệ đến tổng đài "115" hoặc số điện thoại của tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được cấp cứu và vận chuyển đến bệnh viện điều trị kịp thời.

Trong thời gian chờ đợi để được hỗ trợ cấp cứu, người nhà cần hỗ trợ để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và dễ thơ hơn. Theo đó, người nhà cần là thanh niên khỏe mạnh, tuổi dưới 45, không có bệnh lý nền, đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, sử dụng đầy đủ phương tiện phòng hộ (nếu có), đeo khẩu trang y tế đạt chuẩn (nên đeo 2 khẩu trang). Tiếp đến, người nhà tiếp cận gần bệnh nhân để thực hiện các hỗ trợ sau:

F0 cần theo dõi và phát hiện triệu chứng lâm sàng bao gồm: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và nồng độ oxy trong máu - (Ảnh: istock)

- Nới lỏng quần áo để bệnh nhân dễ thở, đặc biệt là vùng cổ để đường thở thông thoáng, giúp bệnh nhân thở dễ và nhẹ nhàng hơn.

- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu, duỗi thẳng tay chân trên nền cứng, phẳng. Đặt đầu bệnh nhân cao 30-45 độ.

- Nếu trong nhà có bình oxy, có thể cho bệnh nhân thở oxy qua canuyn (gọng) ở mũi với bình oxy vặn tới tối đa 5l/phút hoặc thở oxy qua mặt nạ oxy có túi với oxy vặn tối đa lên 10-15 l/phút.

- Ngoài ra, trong trường hợp kết quả đo oxy cho thấy nồng độ oxy trong máu SpO2 dưới 94 % hay F0 thấy mệt thì người nhà nên khuyến khích F0 nằm sấp. Cách làm này sẽ giúp các cơ phổi và đáy phổi hoạt động nhiều, giúp trao đổi oxy tốt hơn, cải thiện nhịp thở và tăng độ bão hòa oxy cho người bệnh.

Nằm sấp sẽ giúp các cơ phổi và đáy phổi hoạt động nhiều, giúp trao đổi oxy tốt hơn, cải thiện nhịp thở và tăng độ bão hòa oxy cho người bệnh - (Ảnh: Internet)

Để nằm sấp đúng, F0 cần làm theo các bước sau: Đầu tiên, nằm sấp trên giường phẳng trong 30 phút đến 2 giờ. Sau đó, chuyển sang nằm nghiêng bên phải trong 30 phút đến 2 giờ. Tiếp tục ngồi dậy (30 đến 60 độ ) từ 30 phút đến 2 giờ. Tiếp đó, chuyển sang nằm nghiêng bên trái trong 30 phút đến 2 giờ và chuyển sang nằm sấp, co chân trong 30 phút đến 2 giờ. Cuối cùng trở lại vị trí nằm sấp trong khoảng thời gian tương tự.

Cần lưu ý, những đối tượng sau đây cần tránh nằm sấp: mang thai, có huyết khối tĩnh mạch sâu, mắc tim mạch và các vấn đề về cột sống hoặc gãy xương.

Đặc biệt, điều quan trọng nhất lúc này chính là F0 cần bình tĩnh, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để thực hiện các can thiệp phù hợp vì đây là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, nếu không xử trí kịp thời có thể sẽ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Ngọc Duyên

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nguoi-nha-can-lam-gi-khi-f0-dieu-tri-tai-nha-kho-tho-mat-nhan-thuc-chua-kip-cap-cuu-31814/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY