12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Người sưng húp, phù nề ở mặt cẩn thận mắc bệnh VIÊM CẦU THẬN CẤP

Viêm cầu thận cấp là căn bệnh xuất hiện đột ngột, chủ yếu vào thời gian giao mùa, thời tiết thất thường. Giai đoạn đầu của bệnh khó phát hiện, do những triệu chứng bệnh khá dễ nhầm lẫn mọi người cần lưu ý.

Viêm cầu thận cấp là bệnh như thế nào?

Viêm cầu thận cấp là một bệnh lý viêm diễn ra ở cầu thận.Viêm cầu thận cấp có thể gây tử vong. Viêm cầu thận cấp là loại bệnh làm giảm khả năng loại bỏ chất thải và dịch dư thừa của thận.

Bệnh xuất hiện sau viêm họng hoặc sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn tan máu bêta nhóm A. Bệnh viêm cầu thận cấp là bệnh lý phức hợp miễn dịch. Bệnh diễn biến cấp tính với các triệu chứng: phù nề, tăng huyết áp, đi tiểu ra máu và protein niệu (protein có trong nước tiểu),...

Ảnh minh họa

Viêm cầu thận cấp cũng có thể do một số bệnh về cấu tạo keo như: luput hệ thống, viêm quanh các vi mao mạch hoặc có thể viêm cầu thận cấp do ngộ độc muối kim loại nặng hoặc quá mẫn cảm với một số thuốc như: Penicilline, Sulfamides.

Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng gây nguy hiểm đến tính mạng như: suy tim cấp, phù não cấp, suy thận cấp.

Triệu chứng của bệnh viêm cầu thận

Trẻ em mắc viêm cầu thận cấp nhiều hơn người lớn do miễn dịch còn yếu (từ 4 đến 14 tuổi). Theo thống kê, nam giới mắc bệnh này nhiều gấp đôi nữ. Bệnh có thể xảy ra lẻ tẻ, hoặc thành dịch.

Ảnh minh họa

Bệnh thường khởi đầu với các triệu chứng như:

- Viêm họng hoặc viêm da, sau đó vi trùng không tấn công trực tiếp lên thận mà thông qua cơ chế miễn dịch.

- Đau vùng thắt lưng hai bên, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, buồn nôn.

- Khi bệnh bước sang giai đoạn toàn phát:

- Xuất hiện phù, lúc đầu phù nhẹ ở mặt (mặt sưng, mi mắt phù)

- Phù trắng, ấn lõm (phù quanh mắt cá, mặt trước xương chày, mu bàn chân)

- Nước tiểu có màu sẫm, nếu nặng thì có màu đỏ nhạt như nước rửa thịt do nước tiểu có hồng cầu.

- Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện phù toàn thân gây tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù phổi cấp, phù não.

- Tăng huyết áp là triệu chứng chủ yếu, tăng hằng định kéo dài gây tình trạng đau đầu ở hai bên thái dương và vùng chẩm; huyết áp xấp xỉ trong khoảng 160/90 mmHg

Điều trị bệnh viêm cầu thận

Trường hợp bệnh lâm sàng, tiên lượng tốt:

Bệnh thường có tiên lượng tốt, đặc biệt ở trẻ em. Viêm cầu thận điển hình sẽ biến mất trong từ một đến hai tuần. Tình trạng phù, tăng huyết áp sẽ khỏi khi người bệnh đi tiểu được. Các triệu chứng khác sẽ biến mất hoàn toàn sau 4-6 tuần.

Ảnh minh họa

Khi mắc bệnh này, bác sĩ khuyên người bệnh nên:

- Nghỉ ngơi từ 3 tuần đến 1 tháng, hạn chế hoạt động, ăn nhạt (giảm muối), nên bỏ hẳn ăn mỳ chính.

- Bớt ăn các thực phẩm chứa protein và kali nhằm giảm tích tụ các chất thải trong máu.

- Đảm bảo mức cân nặng vừa phải, tránh thừa cân, thiếu cân.

- Luôn chú ý kiểm soát mức độ đường trong máu nếu mắc bệnh tiểu đường.

- Tuyệt đối không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc.

Một số trường hợp bệnh tiến triển theo các thể lâm sàng khác, tiến triển xấu:

Viêm cầu thận cấp thể tiến triển nhanh hay ác tính chỉ diễn tiến vài tuần hoặc vài tháng, có khi dai dẵng hơn, nhưng thường tử vong trong vòng 6 tháng,chiếm tỷ lệ dưới 10%.

Tiến triển xấu cũng dẫn đến tử vong ngoài 6 tháng: phù và protein niệu dai dẳng, thường xuất hiện hội chứng thận hư, trước đây gọi là viêm cầu thận cấp bán cấp, bệnh dần dần suy thận, không phục hồi.

Một số phương pháp điều trị đối với những trường hợp này:

- Chạy thận và ghép thận: Đây là các phương pháp điều trị viêm cầu thận dành cho bệnh nhân giai đoạn cuối, bằng cách ghép thận nếu còn cơ hội. Trường hợp không thể ghép thận thì chỉ còn lựa chọn duy nhất là chạy thận nhân tạo.

- Thẩm tách máu: Áp dụng với bệnh nhân bị vêm cầu thận cấp có kèm theo suy thận cấp. Phương pháp này giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa và kiểm soát huyết áp cao.

- Bảo đảm mức huyết áp trong giới hạn an toàn: Đây là yếu tố chính giúp bảo vệ thận, hạn chế tình trạng suy giảm chức năng thận.

Do vậy, đối với những trường hợp này cần được điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và tùy vào mỗi bệnh nhân với thể bệnh tiến triển theo hướng nào.

Cần làm gì để phòng bệnh?

Để phòng bệnh này, cần cải thiện điều kiện vệ sinh và chăm sóc sức khỏe tốt. Môi trường sống cần được bảo đảm vệ sinh thường xuyên phòng tránh dịch bệnh.

Khi phát hiện trẻ bị viêm họng hoặc viêm mủ da, không nên xem thường, không tự dùng thuốc mà phải đến khám ở bác sĩ chuyên khoa Nhi để tích cực điều trị ngay từ đầu. Người thân bị mắc bệnh cũng cần điều trị để tránh bệnh nặng trở thành dịch nguy hiểm lây lan cho người khác.

Thu Hương

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nguoi-sung-hup-phu-ne-o-mat-can-than-mac-benh-viem-cau-than-cap-26672/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY