Dinh dưỡng hôm nay

Người Việt ăn muối nhiều gấp đôi khuyến cáo

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người trưởng thành không ăn quá 5 g muối một ngày, trong khi người Việt Nam ăn 9,4 g muối.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết như trên, tại hội thảo Vận động giảm tiêu thụ muối, ngày 30/9.

"Muối cần thiết đối với cơ thể nhưng ăn thừa muối lại là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và nhiều rối loạn cho sức khỏe khác", ông Thuấn nhấn mạnh.

Theo ông thuấn, các bệnh tim mạch đang là nguyên nhân Tu vong hàng đầu trên thế giới, chiếm 30% tổng số Tu vong toàn cầu, chủ yếu do bệnh mạch máu não và tim thiếu máu cục bộ. đa số người Tu vong do covid-19 đều có bệnh nền như tăng huyết áp, tim mạch hoặc các bệnh mạn tính khác. phòng, chống bệnh tim mạch là chương trình y tế ưu tiên của các quốc gia, trong đó kiểm soát yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch, đặc biệt do ăn thừa muối.

Tại Việt Nam, ăn nhiều muối góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và Tu vong do các bệnh tim mạch. Cứ 5 người trưởng thành thì một người bị tăng huyết áp, cứ ba trường hợp Tu vong thì một do các bệnh tim mạch.

Năm 2016, ước tính gần 82.000 trường hợp Tu vong do tai biến mạch máu não, gần 68.000 ca Tu vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tổng hai bệnh lý này chiếm 27% số ca Tu vong toàn quốc.

Ông kidong park, trưởng đại diện who tại việt nam, nói rằng mỗi năm 4,1 triệu người Tu vong trên toàn thế giới do ăn thừa muối. hiện tại, 75 nước trên thế giới có chiến lược giảm tiêu thụ muối theo khuyến cáo của who. nhiều nước đã thành công giảm lượng muối cho người dân như trung quốc, nhật bản, anh, phần lan, mỹ.

"nếu thực hiện đúng khuyến cáo giảm ăn muối, mỗi năm cứu được 2,5 triệu người thoát nguy cơ Tu vong", ông kidong park nói.

Khác với các nước phát triển, tiêu thụ muối của Việt Nam chủ yếu là ở các gia đình, khi chế biến nấu ăn, chấm/trộn mắm, muối, gia vị trên bàn ăn.

Bộ y tế khuyến cáo giảm một nửa lượng muối ăn hàng ngày bằng cách "cho bớt muối khi nấu ăn; chấm nhẹ tay khi ăn; giảm đồ mặn khi lựa chọn thực phẩm, khi nấu nướng và khi ăn".

Thứ trưởng thuấn đề nghị ngành y tế các địa phương cần truyền thông giảm muối trong khẩu phần ăn tại cộng đồng. các cơ sở y tế, đặc biệt là trạm y tế xã, tăng cường đo kiểm tra huyết áp cho mọi người dân từ 18 tuổi trở lên, kết hợp với hướng dẫn, tư vấn giảm ăn muối cho người bệnh đang được điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh mạn tính khác.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nguoi-viet-an-muoi-nhieu-gap-doi-khuyen-cao-4169753.html)

Tin cùng nội dung

  • Số ca sốt xuất huyết này được ghi nhận trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2011 đến nay.
  • Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y tế cộng đồng ở thành phố Boston (Mỹ) vừa phát minh thiết bị mới có tên gọi Globorisk có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Việc hoàn tất “Đề án nghiên cứu về gen trên người” đã tạo nên một cơ hội mới cho các nhà khoa học trong việc phát hiện ra các bệnh nhân...
  • Tại Việt Nam, cứ 3 người trưởng thành có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỗi năm, các bệnh lý về tim mạch cướp đi khoảng 200.000 người, chiếm 1/4 tổng số trường hợp Tu vong tại Việt Nam.
  • Nhiều bệnh nhân cao tuổi thường có tâm lý thích sử dụng các loại Thu*c an toàn hơn từ nguồn gốc thảo dược có tác dụng hạ huyết áp và ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Nhiều người còn dùng các thực phẩm chức năng theo quảng cáo để uống thay cho các Thu*c tim mạch đang dùng.
  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường có diễn biến âm thầm và có thể để lại những di chứng nặng nề...
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Mới đây, tại hội nghị đồng thuận của các chuyên gia nhi khoa đã đưa ra khuyến cáo điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY