Kinh tế xã hội hôm nay

Người vợ Ukraine 20 năm chăm chồng Việt đột quỵ: Tôi sẽ bên anh ấy suốt đời

Suốt 20 năm qua, người phụ nữ Ukraine vẫn luôn kề bên chăm sóc người chồng Việt. Dù còn đó những khó khăn, cực khổ nhưng với bà, được ở bên người mình thương yêu cũng là niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

Trong một cửa hàng bánh, cà phê trên phố ngọc khánh (q.ba đình, hà nội), bà svetlana nguyen (55 tuổi, người ukraine) vẫn miệt mài làm việc. mỗi ngày, bà dậy từ sớm, chạy chiếc xe máy honda dream sang bệnh viện chăm chồng rồi tất tả về quán chuẩn bị đồ ăn phục vụ khách.

Chồng bà là ông Nguyễn Văn Thắng (57 tuổi) hiện đang điều trị tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Suốt 20 năm qua, kể từ ngày chồng lâm bệnh, quãng đường từ nhà đến bệnh viện trở nên quen thuộc với bà.

Đám cưới ngọt ngào được tổ chức khi ông bà nên duyên vợ chồng từ năm 1990

Ảnh: NVCC

Bán nhà cửa, xe cộ về Việt Nam chăm sóc chồng

Trước khi vào bệnh viện với chồng, bà tranh thủ bớt chút thời gian trò chuyện chân tình với Thanh Niên về cuộc sống của mình.

Bà kể đầu năm 1988, ông Thắng gặp bà trong một lần đến gửi hàng tại TP.Kiev (Ukraine), khi đó bà đang làm việc tại một đơn vị vận chuyển. Tình yêu của họ chớm nở. Với bà Svetlana, ông Thắng là người thông minh, tốt bụng và có cách giao tiếp khéo léo. Hai năm yêu nhau, họ chính thức nên duyên vợ chồng bằng một đám cưới ngọt ngào, hạnh phúc. Ông Thắng ở lại Ukraine thay vì về nước như kế hoạch.

Trước đó, bà từng một lần đổ vỡ trong hôn nhân và có một đứa con riêng. Năm 2000, ông Thắng cùng đứa con gái 9 tuổi về Việt Nam làm ăn với ý định sẽ đón bà và hai con trai đoàn tụ khi công việc ổn định. Không may, một năm sau ông Thắng bị huyết áp cao, sức khỏe yếu dần, bà Svetlana quyết định sang Việt Nam chăm sóc chồng.

Bà Svetlana tranh thủ chút thời gian trò chuyện với Thanh Niên

Ảnh: Dương Lan

“Một thời gian ngắn sau, tôi quay lại Ukraine để bán căn nhà bên đó và quay lại đây chăm sóc chồng. Cuộc sống khó khăn khi phải nuôi cả 3 đứa con, tiền bán nhà cũng dần vơi đi, bố chồng tôi đã cho căn hộ đang sống hiện tại để làm ăn”, bà Svetlana nhớ lại.

Được bố chồng cho căn hộ, bà chia một nửa để ở, một nửa mở quán cà phê vào năm 2005. Không có tiền thuê nhân viên, bà và các con làm việc cật lực để có tiền trang trải cuộc sống. Thu nhập dần ổn định nhưng số phận không buông tha bà, một thời gian sau ông Thắng bị đột quỵ, không thể cử động được.

“Tôi đưa đến Bệnh viện Bạch Mai và nhận được thông tin anh ấy sẽ nằm mãi mãi như vậy, không thể đi được nữa. Lúc đó, gia đình tôi mất hi vọng nhưng vẫn luôn tin rằng nếu được chăm sóc tốt và có bác sĩ giỏi anh ấy sẽ dần hồi phục. Có những lúc tôi cảm thấy khó khăn, tuyệt vọng, cũng có những lúc muốn có tiếng hét thật lớn để giải tỏa. Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc bỏ chồng, bỏ con, làm sao một con người có thể bỏ gia đình của mình được”, bà Svetlana chia sẻ.

Bà xúc động, bật khóc khi chia sẻ về chồng

Ảnh: Dương Lan

“Tôi sẵn sàng chiến đấu vì cuộc sống của anh ấy”

Từ khi bán nhà về việt nam chăm sóc chồng, chưa lần nào bà quay lại ukraine. 20 năm qua, ông thắng có hàng chục lần nhập viện, trải qua 4 lần đột quỵ nhưng chưa lần nào bà svetlana bỏ rơi ông. lần gần đây nhất cách đây 4 tháng, ông bị đột quỵ khi nhập viện chữa bệnh tiểu đường.

“Thời điểm đó, anh ấy không thể nói hay tự nuốt được và bị liệt toàn bộ phần bên trái cơ thể. Có nhiều người tốt bụng đọc được câu chuyện của gia đình tôi cũng ngỏ ý quyên góp nhưng con gái tôi không nhận vì chúng tôi hiện giờ vẫn làm việc, có thể lo được cho anh ấy. Mọi người nếu muốn giúp đỡ chỉ cần nhắn tin động viên là được, tôi thực sự xúc động và chia sẻ lên mạng để giải đáp những lời quan tâm của mọi người”, bà tâm tình.

Thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, bà không thể đến chăm sóc chồng. 3 tuần nằm cấp cứu, bà phải thuê người ở bên cạnh ông 24/7. Đến khi hết giãn cách, bà vào đưa ông đi chụp X quang, ông nắm lấy tay bà mãi không buông, ánh mắt như muốn nói rằng: “Đừng đi đâu cả, hãy ở đây với anh”.

Hiện giờ bà có một cửa hàng bánh, cà phê trên phố Ngọc Khánh (Q. Ba Đình)

Ảnh: Dương Lan

“Sau khi bị tai biến, anh ấy không thể nói chuyện được, mỗi lần tôi đến bệnh viện, anh ấy chỉ cầm được một tay. Những lúc như vậy, anh ấy cầm rất chắc như thể muốn nói “đừng bỏ anh, làm ơn đừng bỏ anh”. Ở bên chăm sóc anh ấy tôi không thấy buồn mà chỉ nghĩ đơn giản tôi đang sống cuộc sống của tôi và tôi sẵn sàng chiến đấu vì anh ấy”, nói đến đây bà chợt bật khóc.

Hiện giờ con trai lớn của bà đã trưởng thành, con gái thứ hai mở cửa hàng Nga ở Sài Gòn và con trai út đang du học ở Canada. Ở quê nhà, bố mẹ bà mất sớm nên giờ chỉ còn chị gái luôn quan tâm và hỏi thăm đến bà. Chưa bao giờ bà nghĩ sẽ quay lại Ukraine vì với bà gia đình là nơi có chồng con để gắn bó.

“Có một năm, UBND Phường cho tôi một cái giấy khen về gia đình mẫu mực trong ngày gia đình Việt Nam, tôi thấy rất vui và thích thú vì điều đó. Hiện giờ, bố chồng tôi 93 tuổi cũng đang yếu dần, tôi chỉ mong sức khỏe của chồng được hồi phục và bố chồng khỏe mạnh để một ngày nào đó vợ chồng tôi sẽ quay lại thăm TP.Kiev – nơi chúng tôi gặp nhau”, bà Svetlana cho hay.

20 năm qua tình yêu của bà dành chồng mình vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Dù còn đó nhiều khó khăn, trắc trở nhưng chưa bao giờ bà nghĩ đến hai từ “bỏ cuộc”. Tình yêu, sự thủy chung và niềm tin trong cuộc sống đã giúp bà vượt qua tất cả, hi vọng ông Thắng luôn bình an, khỏe mạnh để có thể gắn bó với bà lâu hơn nữa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/nguoi-vo-ukraine-20-nam-cham-chong-viet-dot-quy-toi-se-ben-anh-ay-suot-doi-1405488.html)

Tin cùng nội dung

  • Mặc dù cơn đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít triệu chứng nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm.
  • Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY