Theo thống kê bệnh truyền nhiễm tính đến ngày 31/3/2021, trên địa bàn tỉnh quảng nam ghi nhận 282 trường hợp mắc bệnh tcm. trong đó, hơn 50 ca đang điều trị nội trú và hồi sức cấp cứu bệnh viện phụ sản - nhi quảng nam. quảng nam có số ca mắc bệnh cao thứ 3 khu vực miền trung với 1.564 ca ghi nhận.
Hiện 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh quảng nam đã ghi nhận dịch bệnh tcm. trong đó, huyện duy xuyên 39 ca, điện bàn 51, núi thành 37, thăng bình 25, tiên phước 18, phú ninh 19 và tp tam kỳ 24… dù chưa hình thành ổ dịch nhưng bệnh lây lan tại 13 huyện, thị xã, thành phố xuất hiện một số trường hợp biến chứng nặng, gây nguy hiểm cho trẻ em mắc bệnh.
Bác sĩ huỳnh văn đô - khoa y học nhiệt đới, bệnh viện phụ sản - nhi quảng nam cho hay, bệnh viện này đã ghi nhân 225 trường hợp đến khám điều trị bệnh tcm. bệnh này thường lây theo giọt bắn từ nước bọt của trẻ hoặc từ dịch của các phỏng nước ban trên da trẻ, từ phân của trẻ... nếu có nghi ngờ trẻ bị bệnh thì cần đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán rõ bệnh và đánh giá mức độ nhẹ hay nặng, để có hướng xử lý chăm sóc tại nhà hoặc bệnh viện.
Chị Nguyễn Thị Anh (25 tuổi, trú huyện Phú Ninh) cho hay, nhận thấy con có các triệu chứng sốt, tay, chân nổi mụn nước đỏ, vết loét vùng họng, miệng nên đưa con đi khám. “Bác sĩ xét nghiệm máu xong thì kết luận con tôi bị TCM cần nhập viện để được điều trị”, chị Anh nói.
Bệnh TCM đang bùng phát ở Quảng Nam.
Bệnh tcm đang có dấu hiệu gia tăng trong vài tuần gần đây tại quảng nam. trước tình hình trên, ngành y tế quảng nam đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị y tế trên địa bàn tập trung triển các biện pháp phòng, chống và hướng dẫn xử lý trong từng trường hợp bệnh để tránh lay lan nhanh, hình thành dịch.
Ông mai văn mười - giám đốc sở y tế quảng nam cho biết: “sở y tế tỉnh quảng nam đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham mưu cho ubnd các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh chủ động chỉ đạo ubnd xã, phường, thị trấn về công tác chủ động phòng, chống dịch bệnh nói chung, trong đó có dịch tcm. bên cạnh đó, chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh chuẩn bị các cơ số, Thu*c, hóa chất, vật tư y tế để đảm bảo công tác thu dung, điều trị để tránh tình trạng để xảy ra trường hợp Tu vong”.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung tuyên truyền người dân chủ động phòng chống dịch bệnh ngay tại hộ gia đình, cộng đồng. Tăng cường kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh trong chế biến thức ăn, đồ uống cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn. Nắm chắc tình hình dịch bệnh TCM trên địa bàn, không để dịch bùng phát. Đồng thời, thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh các ổ dịch để điều tra, xử lý ổ dịch kịp thời.
Yêu cầu Sở GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị trường học, đặc biệt là các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, nhóm trẻ gia đình phối hợp chặt chẽ với chính quyền, với ngành y tế ở địa phương triển khai các biện pháp thiết thực phòng, chống TCM.
Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, các bậc phụ huynh cần chú ý rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, dùng chung khăn ăn. Thường xuyên lau sạch đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, mặt bàn, mà trẻ hay tiếp xúc hằng ngày.