Ung thư da gồm có hai loại: Melanoma và không melanoma. Melanoma (ung thư da hắc tố) là trường hợp nguy hiểm nhất nhưng cũng là trường hợp ít gặp nhất trong ung thư da. Ung thư da không melanoma chủ yếu có hai loại thường gặp là carcinoma tế bào đáy và carcinôm tế bào vảy.
Ung thư da là loại ung thư thường gặp nhất, nhiều hơn tất cả các loại ung thư khác cộng lại. Hầu hết các ung thư da có thể phát hiện sớm dễ dàng. Tuy nhiên về mặt lâm sàng nhận ra các đặc điểm diễn tiến mạnh của bướu rất quan trọng để có kế hoạch điều trị và tiên lượng chính xác. Vì cơ hội điều trị hợp lý lần đầu sẽ ít để lại dư chứng, bảo tồn tốt chức năng và thẩm mỹ cũng như ít tốn kém.
Ung thư da hắc tố là gì?
U tế bào hắc tố, hay còn gọi là ung thư tế bào hắc tố, u hắc tố ác tính. Đây là một loại ung thư da nguy hiểm nhất khởi đầu từ sự rối loạn của các tế bào hắc tố.
Tế bào ung thư phát triển khi các tổn thương DNA không được sửa chữa gây tổn hại tới tế bào da, nguyên nhân thường do bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời và việc nhuộm da kích thích đột biến làm cho tế bào da nhân lên nhanh chóng và hình thành các khối u ác tính.
Hầu hết các khối u ác tính xuất hiện như nốt ruồi và lan ra các vùng lân cận. Sau đó, các khối u này sẽ xâm lấn đến da, võng mạc, tĩnh mạch, các hạch bạch huyết, và cuối cùng di căn đến gan, não, phổi và xương.
Nếu ung thư hắc tố được phát hiện sớm, bệnh có thể chữa trị. Ngược lại, nếu bệnh đã tiến triển tới giai đoạn muộn và di căn sang các phần khác của cơ thể, việc điều trị rất khó và tỉ lệ tử vong cao. Dù bệnh này không phải là dạng phổ biến nhất trong các dạng ung thư da nhưng nó gây ra hầu hết các trường hợp tử vong. Trong năm 2016, ước tính có khoảng 76.380 trường hợp có khối u ác tính xâm lấn, với khoảng 46.870 ca bệnh ở nam giới và 29.510 ca bệnh ở nữ giới.
Nguyên nhân gây ra ung thư hắc tố
- Ánh nắng mặt trời: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư tế bào hắc tố, trong đó những người cháy nắng có tỷ lệ mắc cao. Tia UVA và UVB đều gây nguy hiểm cho da, gây nên bệnh ung thư hắc tố. Đặc biệt, khi còn nhỏ, cháy nắng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Những người sống ở những nơi có số giờ nắng nhiều thường dễ mắc ung thư da.
Đặc biệt, không nên lạm dụng nhuộm da vì nó làm tăng tiếp xúc với tia UV, do đó tăng nguy cơ phát triển ung thư hắc tố và nhiều dạng ung thư da khác.
- Yếu tố di truyền: Một đột biến gen BRAF có thể đóng vai trò trong sự hình thành khối u hắc tố. Một nửa trong số các ca bệnh đều chứa gen đột biến này. BRAF được coi như một "công tắc", vì các đột biến có thể “bật” – hoạt động theo một cách bất thường, dẫn đến sự sinh trưởng không kiểm soát của tế bào và kết quả là ung thư.
Đột biến gen p53 thường được tìm thấy trong những ca bệnh ung thư hắc tố có liên quan tới yếu tố gia đình. Khi gen này ở trạng thái bình thường, nó có chức năng như một chất ức chế khối u, giúp sửa chữa các tế bào hư hỏng để không tiến triển đến ung thư. Tuy nhiên, khi các gen bị biến đổi, nó mất chức năng này và các tế bào phát triển thành ung thư. Một nghiên cứu cho biết, tia UV có thể gây tổn hại p53, làm chúng mất khả năng ức chế các khối u.
Ngoài p53 và BRAF, có một số đột biến gen khác có liên quan tới ung thư hắc tố, đặc biệt là gen CDKN2A (cyclin-dependent kinase inhibitor 2A).
- Nốt ruồi không điển hình: Có 2 loại nuốt ruồi, nốt ruồi bình thường là những điểm nhỏ màu nâu xuất hiện trong vài chục năm đầu đời, chúng có ở gần như tất cả mọi người. Và nốt ruồi không điển hình còn được gọi là các vết chàm bất thường (dysplastic nevi).
Khoảng 10 đến 20 % ung thư hắc tố có liên quan tới nốt ruồi bởi vì, nốt ruồi không điển hình có thể là tiền thân của khối u hắc tố. Những người có nốt ruồi không điển hình có nguy cơ phát triển thành ung thư ác tính cao gấp 3 đến 20 lần so với người tiền sử điều trị ung thư bằng xạ trị khi còn nhỏ (Tiền sử xạ trị khi còn nhỏ có mối liên quan với sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư da hắc tố).
- Ức chế miễn dịch: Những trường hợp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch lâu dài như người được ghép tạng, có mối liên quan với sự gia tăng nguy cơ mắc melanoma.
Hay, những người hóa trị, tắm nắng quá mức, các bệnh như HIV/AIDS và u lympho gây ra những tổn thương hệ thống miễn dịch, điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư hắc tố.
- Lịch sử gia đình: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển ung thư hắc tố. Cứ 10 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh thì có một trường hợp có một thành viên trong gia đình mang tiền sử ung thư hắc tố. Khả năng mắc bệnh tăng 50% ở một người mà có họ hàng đời đầu mắc ung thư hắc tố.
Dấu hiệu của ung thư da hắc tố
Dấu hiệu ABCDE: Những nốt ruồi, đốm nâu trên da thường vô hại. Tuy nhiên, đối với những người có hơn 100 nốt ruồi trên cơ thể sẽ có nguy cơ mắc ung thư sắc tố da cao hơn bình thường. Những dấu hiệu bệnh đầu tiên có thể phát hiện ở một hoặc nhiều nốt ruồi không điển hình. Vì vậy, việc nhận biết sựu thay đổi của nốt ruồi là vô cùng quan trọng. Hãy quan sát nốt ruồi và tìm những dấu hiệu ABCDE dưới đây của bệnh melanoma:
- Asymmetrical (Tính bất đối xứng): Nếu bạn vẽ một đường thẳng qua tâm, đối với nốt ruồi bình thường thì đường thẳng sẽ chia nốt ruồi thành hai phần bằng nhau. Nếu bạn vẽ một đường thẳng qua nốt ruồi bất thường, hai nửa sẽ tạo hai phần không đối xứng – chính là một dấu hiệu cảnh báo cho khối u ác tính.
- Borders (Đường viền): Viền của khối u ác tính ở giai đoạn đầu thường có xu hướng không đồng đều như dạng vỏ sò hoặc có các khe hình chữ V.
- Color (Màu): Hầu hết các nốt ruồi lành tính có màu đồng đều và thường là màu nâu. Nốt ruồi nhiều màu là một tín hiệu cảnh báo. Một số sắc thái khác nhau của màu nâu, chàm hoặc đen có thể xuất hiện. Khối u hắc tố cũng có thể chuyển thành màu đỏ, trắng hoặc màu xanh.
- Diameter (Đường kính): Những khối u ác tính thường có đường kính to hơn so với những nốt ruồi bình thường. Đường kính khối u hắc tố thường lớn hơn khoảng 6mm hay ¼ inch. Nếu được phát hiện sớm chúng sẽ có kích thước nhỏ hơn.
- Evolving (Sự phát triển): Những nốt ruồi lành tính thường sẽ không biến đổi theo thời gian. Vì vậy, cần cảnh giác khi thấy nốt ruồi có sự thay đổi và phát triển theo bất kỳ cách nào. Những thay đổi về hình dạng, kích thước, màu sắc, độ cao hay các triệu chứng như ngứa, chảy máu, đóng vảy đề là những dấu hiệu nguy hiểm.
Cách phòng ung thư hắc tố
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau 9 giờ sáng và trước 5 giờ chiều. Trong những trường hợp buộc phải làm việc ngoài trời cần sử dụng biện pháp che chắn, bảo vệ làn da, tránh ánh nắng trực tiếp.
Khi đi ngoài trời nắng cần sử dụng một lớp kem chống nắng, thoa đều 20 phút trước khi ra ngoài trời. Sử dụng các loại kem chống nắng phổ rộng, có chỉ số SFP từ 30 trở lên và bôi lại sau mỗi 3 tiếng hoạt động dưới ánh nắng mặt trời. Khi sử dụng kem chống nắng dạng xịt, để vòi phun cách da 1cm để đảm bảo có thể xịt đều và phủ kín da.
Việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hay lạm dụng công nghệ tắm trắng là một nguyên nhân gây ra các bệnh về da. Vì vậy, khi sử dụng mỹ phẩm nên chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng, rõ nguồn gốc xuất sứ. Không lạm dụng công nghệ tắm trắng, cần có ý kiến bác sỹ, chuyên gia khi có quyết định thay đổi màu da của cơ thể.
Không nên làm rám nắng da (nhân tạo hay tự nhiên). Bởi khi da bị rám nắng là khi các tia UV đã làm tổn thương đến các ADN, từ đó gửi tín hiệu đến da để sản sinh và vận chuyển các hắc tố lên bề mặt để bảo vệ da khỏi các tổn thương tiếp diễn do tia UV. Các tín hiệu làm da trở nên rám nắng chính là các thay đổi ở mức độ phân tử có khả năng gây ung thư da.
Không nên làm việc trong các môi trường độc hại vì chúng không chỉ gây ung thư da mà còn là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bênh khác như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vòm họng… Khi làm việc trong các môi trường đó cần được trang bị đồ bảo hộ đúng tiêu chuẩn.
Đông Dương
Theo Tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: