Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Nguy cơ ung thư phổi từ bệnh COPD

Thời gian qua, các nghiên cứu để tìm những yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi

Ung thư phổi gặp ở nhiều người có nghề nghiệp khác nhau, nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt khuynh hướng trẻ hóa đối với loại bệnh này, có những người mắc mới tầm 30 tuổi. Nhiều nghiên cứu về những yếu tố nguy cơ gây và một trong những yếu tố nguy cơ nổi bật là bệnh COPD. 2 bệnh COPD và có một nguyên nhân chung hàng đầu là hút Thu*c lá. Nhiều nghiên cứu đã kết luận những người bị COPD và hút Thu*c có nguy cơ phát triển cao hơn nhiều so với những người hút Thu*c cùng một lượng nhưng không bị COPD.

COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là cụm từ viết tắt của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trái ngược với tắc nghẽn đường hô hấp có thể đảo ngược như gặp trong bệnh hen suyễn, tắc nghẽn đường hô hấp trong COPD không có thể hoàn toàn hồi phục bằng cách điều trị. Ngoài ra, bệnh thường tiến triển xấu hơn theo thời gian.

Ở Việt Nam, những kết quả ban đầu trong nghiên cứu dịch tễ học (2011-2015) cho thấy, tỷ lệ mắc COPD là 4,2%. Mặc dù y học đã có nhiều cố gắng trong chẩn đoán cũng như điều trị nhưng tỷ lệ mắc và tỷ lệ Tu vong của COPD vẫn tiếp tục gia tăng trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. COPD thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi và những người có tiền sử hút Thu*c, giai đoạn nặng của COPD tập trung đa số ở người cao tuổi. Nhiều yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của COPD, bao gồm tiếp xúc kéo dài với các chất ô nhiễm không khí và bụi. Tuy nhiên, hút Thu*c lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh. Trong thực tế, hút Thu*c lá gây ra khoảng 90 % trường hợp COPD.

Khói Thu*c lá có liên quan tới ung thư phổi.

Ung thư phổi

Ung thư phổi phổ biến nhất được chẩn đoán hiện nay là ung thư biểu mô phổi. Cảm giác khó thở cũng được tìm thấy với COPD có thể rất giống với khó thở có thể báo hiệu ung thư phổi. Phát hiện ở giai đoạn đầu có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ sống sót.

COPD, một yếu tố nguy cơ độc lập đối với ung thư phổi: Như đã nói ở trên, COPD không chỉ là yếu tố nguy cơ đối với ung thư phổi, mà còn là yếu tố nguy cơ quan trọng. Điều này có nghĩa là nếu 2 người chưa bao giờ hút Thu*c và có một người bị COPD, người bị COPD sẽ dễ bị hơn người không bị COPD. Nếu 2 người hút Thu*c cùng số lượng Thu*c lá trong cùng một số năm, thì người bị COPD có nhiều khả năng bị hơn là người không mắc COPD. Các nghiên cứu khác nhau thống kê cho thấy 40 - 70% người bị khi xét nghiệm chức năng phổi cho thấy bằng chứng về COPD. Mỗi năm, khoảng 1% những người bị COPD sẽ phát triển ung thư phổi.

Điều trị có thể khó khăn hơn ở bệnh nhân có COPD đi kèm. Những người bị COPD có thể không phù hợp với các phương pháp điều trị như phẫu thuật hoặc xạ trị áp dụng trong ung thư phổi. Nếu bệnh nhân bị COPD và được chẩn đoán bị ung thư phổi, bác sĩ sẽ vừa điều trị COPD và vừa điều trị ung thư phổi.

Điểm lưu ý cho người bị COPD hoặc ung thư phổi

Nếu bạn có người thân bị COPD, hoặc cả hai bệnh, cần lưu ý một số điểm trong những tình huống dưới đây:

Nếu bị COPD nhưng không phải ung thư phổi: Điểm mấu chốt đối với những người bị COPD là nhận thức được sẽ gia tăng. Cần trao đổi với bác sĩ về tầm soát ung thư phổi. Trao đổi với bác sĩ về việc quản lý bệnh COPD và xin tư vấn những gì có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Cẩn thận xem xét các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư phổi và gặp bác sĩ nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào. Tự chăm sóc và xem xét có yếu tố nguy cơ nào gây ung thư phổi mà bạn có thể thay đổi, phòng tránh được.

Nếu bị nhưng không mắc COPD: Nếu bị nhưng chưa được chẩn đoán bệnh COPD, điều quan trọng cần lưu ý là phần lớn những người bị có tỷ lệ cao mắc COPD nhưng có thể chưa được chẩn đoán. Điều này đúng dù đã từng hút Thu*c hay chưa hút Thu*c.

Nếu bị COPD và phổi: Cả hai bệnh này cần phải được điều trị cùng nhau để giúp cho chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể.

Nếu không bị COPD và không bị phổi: Ung thư phổi ở người chưa bao giờ hút Thu*c lá hiện là nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong do ở nhiều quốc gia. COPD cũng xảy ra cả ở những người không hút Thu*c. Vì thế, ngay cả khi không bị bệnh, thì thông tin về mối liên quan giữa 2 bệnh này vẫn rất quan trọng. Việc phát hiện sớm COPD là rất quan trọng đối với việc theo dõi phổi, cho dù có hút Thu*c hay không.

Tóm lại, việc nhận thức COPD là yếu tố nguy cơ đối với đem lại nhiều thay đổi trong việc bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh COPD nếu bạn chưa mắc hoặc làm chậm lại tiến triển xấu của bệnh COPD là bỏ Thu*c lá ngay lập tức và tránh hút Thu*c lá thụ động. Cùng chung tay vì một cộng đồng “Không khói Thu*c lá”. Một số thay đổi lối sống có thể ngăn chặn mắc bệnh COPD ngoài bỏ hút Thu*c lá, bao gồm: Tránh những nơi ô nhiễm không khí; Có một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ăn nhiều các loại rau, protein nạc và ngũ cốc; Tập thể dục ít nhất 3 lần mỗi tuần, kiểm soát tốt stress và điều trị triệt để những bệnh nhiễm trùng hô hấp mắc phải.

TS.BS. Lê Thanh Hải (GĐ BV Bệnh phổi Thừa Thiên Huế)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nguy-co-ung-thu-phoi-tu-benh-copd-n163346.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY