Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nguy kịch sau cú ngã xe máy nhẹ

TP HCM-Bé gái 13 tuổi, ở Đồng Nai, bị ngã xe máy, đập vùng bụng trái vào lề đường nhưng vẫn tỉnh táo, xây xát nhẹ nên về nhà nghỉ ngơi.

Khoảng 36 giờ sau, bé than mệt, co giật toàn thân (bệnh nhi có tiền căn động kinh lúc 5 tuổi) nên gia đình đưa vào bệnh viện địa phương. CT não ngực bụng phát hiện tổn thương phức tạp nội tạng gan, lách, phổi, nên bé được sơ cứu rồi chuyển đến TP HCM.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến (Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố) cho biết bệnh nhi vào viện khi đã lơ mơ, thở yếu, mạch nhẹ, huyết áp không đo được, bụng chướng, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Xét nghiệm dung tích hồng cầu Hct chỉ còn 12% (bình thường ở lứa tuổi này khoảng 37-42%), chứng tỏ mất máu nhiều.

Các bác sĩ kích hoạt quy trình báo động đỏ, đặt nội khí quản giúp thở, thiết lập hai đường truyền tĩnh mạch, truyền dịch, truyền máu chống sốc, CT não ngực bụng khẩn rồi chuyển thẳng đến phòng mổ. Ê kíp vừa hồi sức sốc mất máu vừa mổ bụng thám sát, ghi nhận bé tổn thương dập gan, vỡ lách, chảy máu nhiều, ổ bụng ngập máu. Sau khi khâu cầm máu, kíp mổ thám sát thấy thêm tổn thương dập tụy.

Bệnh nhi được hồi sức cấp cứu tích cực tại bệnh viện nhi đồng thành phố. ảnh: bệnh viện cung cấp

Sau mổ, bé được chuyển khoa hồi sức ngoại điều trị. Các bác sĩ phải bù khá nhiều máu và chế phẩm máu, kết hợp dịch truyền, Thu*c vận mạch chống sốc, điều chỉnh nước điện giải, toan kiềm, an thần giảm đau...

Hiện, trẻ cải thiện dần, được cai máy thở, thở khí trời, tỉnh táo. Bệnh nhi được chuyển khoa tiêu hóa tiếp tục điều trị viêm tụy cấp sau chấn thương và phối hợp bác sĩ nội thần kinh điều trị động kinh.

"Đây là trường hợp chấn thương gây xuất huyết nội muộn, người nhà và cả nhân viên y tế cần hết sức lưu ý vì dễ bỏ sót, dẫn đến xử trí chậm trễ", bác sĩ Tiến phân tích.

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh khi cho trẻ điều khiển phương tiện xe gắn máy phải có bằng lái xe, đội mũ bảo hiểm và tuân thủ luật giao thông. Trường hợp này, trẻ đi chung xe gắn máy do một người chị 17 tuổi chở, va với chiếc xe đi ngược chiều. Khi chẳng may có T*i n*n giao thông xảy ra, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được các bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, tìm các thương tổn, điều trị kịp thời.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nguy-kich-sau-cu-nga-xe-may-nhe-4430320.html)

Tin cùng nội dung

  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh lại quy định về thủ tục chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu, bởi hiện nay nếu không có giấy chuyến viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì bệnh nhân sẽ phải đóng 50% viện phí.
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY