Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nguyên nhân khiến 230 người tại Đà Nẵng nhập viện sau bữa cơm chay

Do ăn phải các thức ăn bị nhiễm các vi sinh vật vượt mức cho phép nên 230 người tại Đà Nẵng bị ngộ độc.

Báo Công lý đưa tin, ngày 17/5, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng đã có thông tin chính thức về vụ ngộ độc xảy ra ngày 07/5/2020 tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

Trước đó, ngày 07/5/2020 tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang tiếp nhận các ca cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm. Số lượng bệnh nhân bắt đầu tăng dần với các triệu chứng đau bụng, đau đầu, tiêu chảy.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã lấy 29 mẫu thực phẩm tại các gia đình và nơi cung cấp nguyên liệu để xét nghiệm tìm nguyên nhân. Trong đó, 23 mẫu tại các hộ kinh doanh thực phẩm chay ở chợ Túy Loan, 05 mẫu tại gia đình, 01 mẫu đậu khuôn tại nơi sản xuất.

Theo báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, sau điều tra, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng khẳng định đây là vụ ngộ độc thực phẩm. Thời gian xảy ra ngộ độc thực phẩm bắt đầu lúc 15h ngày 7/5, thời gian kết thúc ngộ độc thực phẩm lúc 10h ngày 10/5.

Đã có 230 người đã nhập viện điều trị với các triệu chứng: Sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Tính đến ngày 15/5, có 225 bệnh nhân đã được xuất viện.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm được kết luận là do người dân ăn phải các món ăn bị nhiễm vi sinh vật vượt mức cho phép. Các món chay này là: Nem chay, mì căn, đậu khuôn chiên, “cá” kho chay, “sườn xá xíu” chay, chả chay kho, mì căn xào “thịt bò” chay, chả phù chúc, nui xào.

Các vi sinh vật có trong thức ăn vượt mức cho phép và gây ngộ độc là: Bacillus cereus, Escherichia coli, Staphylococus aureus.

Ngay khi xảy ra vụ việc, UBND huyện Hòa Vang đã yêu cầu các hộ kinh doanh liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 8/5, đồng thời phun Thu*c khử trùng tại chợ Túy Loan và tại gia đình các hộ kinh doanh.

Ngoài ra, theo báo Tiền Phong, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng cũng đã đề nghị các đơn vị liên quan tiến hành truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm chay cung cấp cho các hộ kinh doanh tại chợ Túy Loan. Hiện tại, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng đang tiến hành các bước chuyên môn và nghiệp vụ tiếp theo để xác định các vi phạm và mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý.

Quốc Tiệp (t/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/nguyen-nhan-khien-230-nguoi-tai-da-nang-nhap-vien-sau-bua-com-chay-a475709.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Ba tôi 60 tuổi, gần đây bị đau nhức bên hông, BS nói là bị đau thần kinh tọa. Gia đình muốn đưa ông đi châm cứu nhưng không rõ nơi nào uy tín. Nhờ Mangyte chỉ giúp. Chúng tôi xin cảm ơn! (Hoài Văn - Đà Nẵng)
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY