Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nguyên nhân không ngờ gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu – UTI) là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường gặp nhất ở phụ nữ.

Nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu rất thường xảy ra ở phụ nữ. Nguồn ảnh: Internet

Nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu – uti) là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường gặp nhất ở phụ nữ, chiếm gần 25% tổng số các bệnh nhiễm trùng. khoảng 50-60% phụ nữ sẽ phát triển uti trong cuộc đời của họ. bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, nhân lên và gây viêm. vi khuẩn thường đến từ ruột hoặc phân rồi đi vào niệu đạo.

Đường tiết niệu gồm bể thận, các niệu quản (dẫn nước tiểu đi từ thận đến bàng quang) và bàng quang nơi đựng nước tiểu. vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu. nhiễm trùng đường tiểu gồm viêm thận – bể thận và viêm bàng quang nếu nó gây tổn thương tại thận và viêm bàng quang. viêm thận – bể thận là một tình trạng nghiêm trọng ở trẻ em và có thể dẫn đến sẹo thận, tăng huyết áp và gây ra suy thận giai đoạn cuối sau này.

Hầu hết nhiễm trùng đường tiểu thường chỉ liên quan đến niệu đạo và bàng quang, ở phần dưới hệ tiết niệu. tuy nhiên, bệnh cũng có thể liên quan đến niệu quản và thận, ở phần trên hệ tiết niệu. mặc dù nhiễm trùng tiểu đường trên hiếm hơn so với dưới, nhưng chúng cũng thường nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Lau chùi không đúng cách sau khi đi vệ sinh

Nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ, đúng cách v*ng k*n sau khi đi tiểu, vi khuẩn sẽ có khả năng xâm nhập vào đường tiết niệu của bạn.

Không làm rỗng bàng quang sau khi giao hợp

Không làm rỗng bàng quang sau khi giao hợp cũng được cho là một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhịn tiểu

Nước tiểu của bạn cần được thải ra ngoài một cách thường xuyên. nếu nhịn tiểu quá lâu sẽ cho phép vi khuẩn tích tụ.

Uống không đủ nước

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra uti vì cơ thể mất nước tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Cách phòng ngừa viêm, nhiễmđường tiết niệu

Khi đã hiểu về căn bệnh và nguyên nhân, chị em phụ nữ có thể áp dụng các cách sau để hạn chế nguy cơ viêm đường tiết niệu, bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn:

Uống nhiều nước để cơ thể có lượng nước tiểu nhiều hơn, tống xuất vi khuẩn ra ngoài.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh V*ng k*n 1 - 2 lần/ngày đúng cách bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, tuyệt đối không thụt rửa *m đ*o hoặc dùng chất tẩy rửa mạnh.

Vệ sinh hậu môn từ trước ra sau, tuyệt đối không làm ngược lại.

Không nhịn tiểu, tình trạng này sẽ khiến nước tiểu ứ đọng và vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng.

Tăng cường ăn các loại hoa quả giàu Vitamin C để tăng cường sức khỏe đường tiết niệu, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Tránh mặc đồ lót còn ẩm ướt, chưa được giặt sạch hoặc chất liệu nóng, bí.

Quan hệ T*nh d*c an toàn.

Khám phụ khoa định kỳ.

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/nguyen-nhan-khong-ngo-gay-nhiem-trung-duong-tiet-nieu-60823.html

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nguyen-nhan-khong-ngo-gay-nhiem-trung-duong-tiet-nieu/20220102030912416)

Tin cùng nội dung

  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Bởi vì nhiễm HP không có biểu hiện lâm sàng nên bạn không thể biết người đang ngồi chung mâm với mình mang vi khuẩn HP trong người hay không.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY